'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Fuerdai" (Phú nhị đại) là "thế hệ giàu có thứ hai", ám chỉ "cậu ấm cô chiêu" của các doanh nhân giàu có Trung Quốc, những người đã tích lũy được của cải nhờ những cải cách kinh tế của đất nước này từ những năm 1980.
Sinh ra đã "ngậm thìa vàng", thế hệ Phú nhị đại Trung Quốc dường như là cái gai trong mắt đại đa số người dân bởi sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, không phải tất cả các Phú nhị đại chỉ có hứng thú với việc "đốt tiền". Trên thực tế, họ thường có trình độ học vấn cao, có nhiều trải nghiệm vì thường xuyên đi du lịch và thấm nhuần cách thức kinh doanh của cha ông từ khi còn trẻ. Những điều này đã "thôi thúc" một số người tận dụng những lợi thế của họ một cách có ý nghĩa và hiệu quả hơn.
Trong thập kỷ qua, nhiều Phú nhị đại đã bắt đầu các hoạt động kinh doanh thời trang của riêng mình. Bên cạnh một số dự án không thành công, có nhiều người đã tỏa sáng trong lĩnh vực này và được đánh giá cao trong ngành thời trang toàn cầu.
Diana Lu Wang là một Phú nhị đại trẻ và quảng giao hiện đang sống ở London. Cô xuất hiện ở nhiều chương trình của giới vương giả châu Âu và cả những sàn diễn thời trang hàng đầu thế giới.
Người ta bắt gặp Wang chụp ảnh cùng siêu mẫu Gigi Hadid và Karlie Kloss. Cô thường xuyên nhận được quà tặng khách hàng thân thiết của Giorgio Armani và Fendi và thiệp mời của Dolce & Gabbana và Versace.
Cô gái trẻ 27 tuổi này được sinh ra ở Thượng Hải, là ái nữ của một gia đình giàu có. Cha của cô lãnh đạo một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ của Trung Quốc và có hai bằng sáng chế được chứng nhận quốc gia. Gia đình cô hiện sở hữu hai mỏ than tư nhân ở tỉnh Sơn Tây.
Năm 12 tuổi, Wang chuyển ra nước ngoài để học ở trường nội trú ở London và sau đó học kịch ở Bắc Kinh, trước khi quay lại châu Âu. Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, với nền tảng gia đình của Wang, cô được liệt vào danh sách "Fuerdai, một "tiếng xấu" mà hầu như không người Trung Quốc nào muốn nhận.
Ấn tượng đầu tiên về Wang cũng giống như bất cứ cô gái "lá ngọc cành vàng" khác, cô gái này khoe những bữa ăn xa xỉ, đồ trang sức sang trọng trên Instagram cho thấy sự giàu có và địa vị xã hội của cô.
Tuy nhiên, cô gái này đã có niềm hứng thú đặc biết với ngành thời trang. Cô đã xây dựng một thương hiệu thời trang cao cấp dành cho cả nam và nữ.
Chỉ trong 5 năm, thương hiệu của Wang đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng. Cô trở thành đối tác của hãng trang sức nổi tiếng của Thụy Sĩ – Chopard. Sự hợp tác này giúp cô có cơ hội làm việc trực tiếp với giám đốc nghệ thuật Chopard Caroline Scheufele trong một bộ sưu tập chung.
Vào cuối năm 2016, Cartier cũng đã tiếp cận Wang và đề nghị hợp tác sau khi nhìn thấy thiết kế của cô. Hai thương hiệu sau đó đồng tổ chức một chương trình thời trang, chương trình này đã lọt vào mắt xanh của Tổng biên tập của Vogue Trung Quốc Angelica Cheung.
Chỉ mới tháng trước, Diana Wang đã tổ chức một buổi ra mắt sản phẩm dành cho khách hàng Vip tại cửa hàng cao cấp Harrods ở Luân Đôn và chào đón một danh sách những vị khách hàng hàng đầu, trong đó có gia đình hoàng gia Luxembourg.
Todd Hessert, người sáng lập hãng thời trang Globe Fashion Runway, cho biết: "Những "cậu ấm, cô chiêu" của các gia đình giàu có đương nhiên sẽ có thuận lợi về vốn khi bắt đầu khởi nghiệp. Thêm nữa họ còn có những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh nhờ thừa hưởng kinh nghiệm từ ông cha của mình".
Dốc tiền vào ngành công nghiệp thời trang dường như trở thành xu thế "thời thượng" của thế hệ Fuerdai Trung Quốc. Đặt lên bàn cân để so sánh với những ngành nghề khác như tài chính và công nghệ, thời trang có thể là một sự lựa chọn hiển nhiên cho những người có thừa kinh nghiệm shopping.
Đến từ tỉnh Chiết Giang, cha của Wendy Yu là người sáng lập ra công ty sản xuất cửa gỗ lớn nhất châu Á, Mengtian Group, và mẹ cô là một nhà đầu tư tư nhân. Cuối năm ngoái, Yu đã thu hút sự chú ý của giới thời trang sau khi công ty của cô hợp tác với nhà thiết kế Mary Katrantzou và cam kết sẽ hỗ trợ mở rộng thương hiệu tại thị trường Trung Quốc. Ngoài ra một vài nhẫn hiệu thời trang khác trong danh mục đầu tư của công ty cô là Bottletop và Fashion Concierge.
Một cái tên ấn tượng khác là Sun Hefang, nhà thiết kế trang sức tại London, người đã thành lập Hefang Jewelry vào năm 2012. Gia đình của Sun tham gia kinh doanh đồ trang sức ở Trung Quốc và mẹ cô cũng là một nhà thiết kế nữ trang. Trong chưa đầy sáu năm, Hefang Jewelry đã có được một khách hàng nổi tiếng bao gồm Phạm Băng Băng, Yang Mi và Zhao Wei. Kỹ năng làm trang sức của Sun cũng đã được công nhận bởi hàng loạt những thương hiệu cao cấp như Maserati, SK-II và Swarovski, họ đã mời cô phát hành bộ sưu tập hợp tác.
Trung Quốc vốn là công xưởng của thế giới nhưng chỉ dừng lại ở khâu trung bình của chuỗi giá trị và hàm lượng công nghệ, như vậy lợi nhuận phần lớn đều rơi vào doanh nghiệp nước ngoài.
Để cải thiện điều này, Trung Quốc phải thay đổi chi phí đầu tư cho sản xuất và nghiên cứu vốn rất thấp của các doanh nghiệp, chiếm 33 - 50% so với mức trung bình của các doanh nghiệp phát triển của thế giới.
Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đưa ra kế hoạch "Made in China 2025" chính là để thay đổi trạng thái này, đưa Trung Quốc thực sự trở thành "cường quốc chế tạo" trong tương lai. Nắm bất cơ hội này, một số Phú nhị đại đã phấn đấ đưa các doanh nghiệp gia đình lên chuỗi giá trị.
Thương hiệu thời trang "Lin Edition Limit" do Zhang Linchao tạo ra là một ví dụ điển hình. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, cha mẹ của Zhang và cha mẹ của chồng là chủ các nhà máy ở tỉnh Chiết Giang, chuyên sản xuất các sản phẩm cho các thương hiệu nước ngoài như Uniqlo. Năm ngoái, cô tiết lộ rằng công ty của cô đã góp phần đưa 30 thương hiệu thời trang có doanh thu cao nhất trong ngày Singles Day của Alibaba.
Một trường hợp khác là Qi Meihe, con gái của chủ tịch tập đoàn Sparkle Roll Group Limited, một nhà phân phối ô tô hạng sang như Bentley, Lamborghini và Parmigiani. Tháng 11 năm ngoái, Qi mở một cửa hàng Taobao có tên "Emilie's" để bán sản phẩm, bao gồm quần áo do cô thiết kế. Cô ấy có thể sẽ thừa kế đế chế kinh doanh từ cha mình một ngày nào đó.
Đẩy mạnh chuỗi giá trị trong nhành thời trang chỉ là một phần của bức tranh lớn hơn - một bức tranh được đánh dấu bởi sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo người dân tăng cường dùng hàng nội địa, cũng như đánh dấu sự trưởng thành của người tiêu dùng Trung Quốc khi tìm mua các mặt hàng chất lượng cao hơn từ các nguồn thích hợp và đa dạng.
"Chúng tôi ít nhiều hy vọng tạo ra một dấu ấn riêng của thế hệ mình", Wang chia sẻ. Cô có những lợi thế mà cha mẹ cô chỉ dám mơ ước, Wang và một số người cùng thời có những tham vọng lớn hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.