Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Năm 2003, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP. HCM (Fideco) làm chủ đầu tư dự án khu dân cư - thương mại dịch vụ Đông Bình Dương. Sau đó, Fideco liên doanh với Công ty Onshine Investments, Ltd thành lập Công ty TNHH Phát triển Đô thị Đông Bình Dương để thực hiện dự án.
Toàn cảnh dự án Đông Bình Dương
Đây có thể được xem là một trong những dự án đất nền lớn nhất của Bình Dương từ thời điểm đó cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, với dự án này, UBND tỉnh Bình Dương phải 5 lần ra quyết định duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Lần cuối cùng là vào năm 2018, dự án được điều chỉnh quy hoạch tăng số dân và diện tích đất thương mại, giảm diện tích đất công cộng xuống nhiều lần.
Ngày 25/10/2019, UBND tỉnh Bình Dương đã ký Quyết định số 3122/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty TNHH Phát triển Đông Bình Dương gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng đối với khu đất có diện tích 1.100.870,3 m2 tại phường Tân Bình. Thời gian gia hạn là 24 tháng kể từ ngày 25/10/2019.
Dù vậy, từ năm 2016, chủ đầu tư dự án đã giao cho Công ty HHA tự mở bán, ký hợp đồng góp vốn và thu tiền của hàng trăm khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp với mức thu 95% tổng giá trị hợp đồng. Đáng nói, để "kéo khách", dù việc đền bù, giải phóng mặt bằng để làm hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương giao đất chưa xong nhưng chủ đầu tư dự án vẫn cố tình xây dựng trái phép hạ tầng kỹ thuật.
Đến nay đã 18 năm trôi qua nhưng dự án có diện tích khoảng 123ha vẫn chưa thể hình thành diện mạo một khu dân cư, đô thị sầm uất như UBND tỉnh Bình Dương đã kỳ vọng, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Còn người mua nhà thì khốn khổ vì chưa biết đến bao giờ mới được bàn giao sản phẩm.
Mới đây, đoàn công tác số 3 thuộc đoàn giám sát của Quốc hội đã đề nghị UBND tỉnh Bình Dương làm rõ những vi phạm của dự án, và có hướng xử lý đúng quy định. Với những dự án chậm tiến độ đã quá thời gian gia hạn thì thu hồi.
Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra của Quốc hội cũng đề nghị tỉnh làm rõ sự chậm trễ triển khai của các dự án: Khu đô thị dịch vụ Thương mại Lai Hưng (diện tích khoảng 80ha); Dự án xây dựng khách sạn, chung cư cao cấp, biệt thự, căn hộ, văn phòng cao cấp để bán và cho thuê Charm &CI Việt Nam (diện tích khoảng gần 1ha). Tổ công tác của đoàn giám sát của Quốc hội nhận thấy, các dự án này đều được phê duyệt chủ trương đầu tư khá lâu (có dự án từ những năm 2004, 2005) nhưng vẫn để hoang hóa.
“Có dự án đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, đã đầu tư một số công trình hạ tầng. Có dự án đã thay đổi chủ đầu tư nhiều lần hoặc thay đổi chủ sở hữu của chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại khu vực các dự án vẫn là các bãi đất trống, chưa được đưa vào khai thác, sử dụng. Đây là lãng phí rất lớn nguồn tài nguyên đất đai, nguồn lực doanh nghiệp, không đáp ứng được yêu cầu tái định cư, nhà ở xã hội, thương mại của nhân dân”, một thành viên của tổ công tác đoàn giám sát cho biết.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, bà Cao Thị Xuân, cho biết: “Có những dự án tỉnh đã ban hành từ năm 2004, đến năm 2019 cho khôi phục trở lại. Cần thực hiện nghiệm quy định quá 24 tháng mà không thực hiện thì thu hồi”.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, hiện nay toàn tỉnh có 381 dự án phát triển nhà ở đã và đang đầu tư xây dựng, là một trong những tỉnh có số lượng dự án về bất động sản lớn trên cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều dự án sau khi xin chủ trương đầu tư xây dựng thì để xảy ra những lùm xùm về đất đai, chủ đầu tư không đủ năng lực dẫn đến việc các dự án bị “treo” nhiều năm.
Toàn tỉnh hiện có 55 dự án chậm tiến độ, 15 công trình, dự án phải tạm dừng sau khi được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; 225 lượt dự án được các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, trong đó có 109 lượt dự án phát hiện có sai phạm với tổng số tiền thực hiện không phù hợp, được các cơ quan chức năng kiến nghị xử lý là trên 442 tỷ đồng. Đặc biệt, có 5 dự án thuộc đối tượng trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc, chậm tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, kém hiệu quả tại địa phương.
Về vấn đề dự án “treo”, dự án chậm triển khai, ông Phạm Xuân Ngọc, Phó giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi trường tỉnh Bình Dương, cho biết hàng năm, sở đã chỉ đạo các ngành thống kê các dự án “treo”, chậm triển khai. Đối với những dự án chủ đầu tư không đủ năng lực đã thu hồi.
Cụ thể giai đoạn trước đã thu hồi 37 dự án với diện tích trên 1.000ha. Giai đoạn 2016-2021 thu hồi 4 dự án. Ông Ngọc nói: “Những dự án chậm triển khai cho gia hạn 24 tháng, doanh nghiệp sẽ đóng tiền sử dụng đất tương ứng với số tháng được gia hạn. Sau 24 tháng nếu không sử dụng, chưa có phương án xử lí sẽ kiên quyết thu hồi và không được bồi thường theo tinh thần của Luật đất đai”.
Báo cáo với đoàn giám sát của Quốc hội, tỉnh Bình Dương cho biết còn 28 dự án chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng với tổng diện tích khoảng 353ha. Đoàn công tác yêu cầu đối với các dự án chậm tiến độ, đã quá hạn đưa đất vào sử dụng cần cung cấp số liệu cụ thể về thời gian chậm, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các chủ đầu tư, cũng như các vướng mắc, nguyên nhân trách nhiệm và giải pháp khắc phục. Với những dự án mà chủ đầu tư kém năng lực, đã quá thời gian gia hạn thì kiên quyết thu hồi đất.
Mới đây, Sở TN&MT Bình Dương đã tham mưu cho tỉnh thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai của 4 đơn vị gồm: Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Đông Hòa tại phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên; Công ty cổ phần Thương mại Tổng hợp Thuận An tại phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An; Công ty TNHH MTV Cà phê – ca cao tháng 10 tại phường An Phú, thị xã Bến Cát; Công ty TNHH ĐT PT Kim Đại Phước tại phường An Phú, thành phố Thuận An. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.