Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với kết quả tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ.
Theo đó, doanh thu thuần quý IV/2023 đạt 1.454 tỷ đồng, tăng 3,3% so với quý IV/2022. Giá vốn biến động ngược chiều, giảm 7,4% giúp lợi nhuận gộp của BMP tăng trưởng 2 chữ số ở mức 24,4%, đạt 590,8 tỷ đồng. Biên lãi gộp cải thiện 6,9 điểm phần trăm từ mức 33,73% của quý IV/2022 lên mức 40,62% của quý IV/2023.
Hoạt động tài chính đóng góp hơn 29 tỷ đồng doanh thu trong quý cuối năm, tăng 61% so với cùng kỳ.
Các loại chi phí của BMP đồng loạt gia tăng trong quý. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 9,8%, chi phí bán hàng tăng mạnh tới 90,9% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 41,4%, lần lượt đạt 42,7 tỷ đồng, 224 tỷ đồng và 36,8 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bán hàng gia tăng chủ yếu do BMP tăng gấp đôi phần chi cho hệ thống phân phối.
Chốt quý, BMP báo lãi trước thuế 319 tỷ đồng. Khấu trừ đi thuế, lợi nhuận còn 257 tỷ đồng, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Luỹ kế năm 2023, doanh thu thuần của BMP đạt 5.157 tỷ đồng, giảm 11,2% so với mức thực hiện năm 2022. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế tăng gấp rưỡi lên mức 1.041 tỷ đồng nhờ doanh nghiệp đã tiết giảm đồng loạt nhiều chi phí trong kỳ như chi phí vốn, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong lịch sử hoạt động, đây là lần đầu tiên BMP chạm mốc lợi nhuận nghìn tỷ đồng. Mức lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp từng đạt được là gần 700 tỷ đồng trong năm 2022. Trước đó trong năm 2021, BMP đã từng ghi nhận lợi nhuận giảm còn 1 nửa so với cùng kỳ, đạt hơn 214 tỷ đồng do tác động của dịch Covid-19.
Năm 2023, Nhựa Bình Minh lên kế hoạch doanh thu mục tiêu năm 2023 đạt 6.357 tỷ đồng, tăng 9,1% so với mức thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu lại giảm về mức 651 tỷ đồng, giảm 6,2% so với năm trước.
Có thể, ban lãnh đạo BMP đã thận trọng khi lên kế hoạch lợi nhuận khá khiêm tốn so với mức thực hiện thực tế của doanh nghiệp. Ngay từ sau quý III, lợi nhuận luỹ kế 9 tháng của BMP đã vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra. Tuy nhiên, BMP vẫn chưa hoàn thành kế hoạch doanh thu như kỳ vọng của ban lãnh đạo.
Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của BMP đạt 3.255 tỷ đồng, tăng 6,9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, chiếm hơn 61% là các khoản tiền nhàn rỗi gửi tại ngân hàng với giá trị lên đến hơn 2.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi thời điểm đầu năm.
Hàng tồn kho giảm 37% về mức 364 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 52% về mức 132,5 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của BMP ghi nhận 565 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm chủ yếu là các khoản phải trả người bán ngắn hạn và phải trả người lao động. Nợ vay của BMP ghi nhận khá khiêm tốn ở mức hơn 55 tỷ đồng.
Năm 2023, cổ phiếu BMP gây chú ý khi lần đầu thị giá vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu. BMP đóng cửa phiên đầu năm 2023 ở mức giá 53.930 đồng/cổ phiếu (giá sau điều chỉnh) và đóng cửa phiên cuối năm ở mức giá 104.300 đồng/cổ phiếu.
Như vậy sau 1 năm, thị giá của BMP đã tăng 93%. Giá trị vốn hoá cũng tăng thêm khoảng 4.000 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên 25/1, cổ phiếu BMP đạt 104.400 đồng, giảm 4,04%. Cổ phiếu này đã chứng kiến 3 phiên giảm liên tiếp từ ngày 23/1 đến nay sau khi lập đỉnh ở mức giá 113.300 đồng/cổ phiếu trong phiên 22/1.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.