Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo của PVN, giai đoạn 2017 – 2020, tổng nguồn khí được vận chuyển qua Đường ống dẫn khi Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1, Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Phú Mỹ và các hệ thống/các hạng mục liên quan cơ bản không có biến động so với số liệu Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các nguồn khí mới thuộc bể Cửu Long và Nam Côn Sơn dự kiến vào các hệ thống đường ống vận chuyển, thu gom khí nêu trên đều bắt đầu sau năm 2020.
Cụ thể, mỏ Sư Tử Trắng (pha 2), Lô 15-1, bể Cửu Long (trữ lượng thu hồi khoảng 21,4 tỷ m3 khí), dự kiến có dòng khí đầu tiên vào năm 2021; mỏ Kình Ngư Trắng, Lô 09-2/09, bể Cửu Long (trữ lượng thu hồi khoảng 2,31 tỷ m3 khí), dự kiến có dòng khí đầu tiên vào năm 2021; mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt, Lô 05-1b&05-1c, Bể Nam Côn Sơn (trữ lượng thu hồi khoảng 19,85 tỷ m3 khí), dự kiến có dòng khí đầu tiên vào năm 2021.
Theo phương án đề xuất của PVN, về cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long giai đoạn 2017-2020 như sau: cước phí vận chuyển, thu gom khí từ miệng giếng đến Giàn công nghệ trung tâm (CCP) mỏ Bạch Hổ, năm 2017 là 3,77 USD/triệu BTU; năm 2018 là 3,84 USD/triệu BTU; năm 2019 là 3,92 USD/triệu BTU; năm 2020 là 4 USD/triệu BTU).
Còn cước phí vận chuyển khí từ sau CCP Bạch Hổ đến sau GDC Phú Mỹ, năm 2017 là 1,22 USD/triệu BTU; năm 2018 là 1,24 USD/BTU; năm 2019 là 1,26 USD/ triệu BTU; năm 2020 là 1,29 USD/triệu BTU).
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương cho rằng phương án cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long giai đoạn 2017 – 2020 do PVN đề xuất tương đối cao so với cước phí, thu gom khí các năm 2015, 2016 đã được Thủ tướng phê duyệt, ảnh hưởng lớn đến giá phát điện của nhà máy điện khí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ tiêu thụ.
Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị PVN tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) rà soát, so sánh đối chiếu các khoản mục chi phí của cước phí đã được phê duyệt; phân tích kỹ lưỡng các yếu tố tác động đến việc tăng cước phí thu gom, vận chuyển khí; tính toán mức lợi nhuận hợp lý, loại bỏ các chi phí không cần thiết do yếu tố chủ quan…
Trên cở sở đó đề xuất mức cước phí thu gom, vận chuyển khí bể Cửu Long hợp lý, hài hòa lợi ích của các bên liên quan.
Đồng thời tổ chức đàm phán với các hộ tiêu thụ về việc tăng cước phí thu gom, vận chuyển khí Bể Cửu Long, báo cáo Bộ Công Thương những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Công Thương cũng cho biết đến nay, Bộ chưa nhận được báo cáo của PVN.
Cũng theo Bộ Công Thương, do quá trình xây dựng và trình duyệt cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long kéo dài, Bộ cũng đã có công văn hướng dẫn PVN, EVN về cước phí này. Theo đó, tạm áp dụng cước phí năm 2017 theo mức cước phí năm 2016 trượt giá 2%/năm.
Cụ thể, cước phí vận chuyển, thu gom khí Bể Cửu Long từ miệng giếng đến CCP Bạch Hổ năm 2017 là 2,04 USD/triệu BTU (chưa bao gồm VAT); cước phí vận chuyển khí qua Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Phú Mỹ từ sau CCP Bạch Hổ đến sau GDC Phú Mỹ năm 2017 là 0,96 USD/triệu BTU (chưa bao gồm VAT).
Về cước phí vận chuyển khí qua Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1, PVGas cũng đã kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng cho phép áp dụng cước phí vận chuyển này từ năm 2019 trên cơ sở trượt giá 2%/năm so với cước phí năm 2018 đã được phê duyệt.
Ngoài ra, bổ sung cước phí xử lý khí Đại Hùng như sau: giai đoạn khí Đại Hùng bypass giàn Thiên Ưng từ tháng 12/2015 đến tháng 4/2017 là 0,13 USD/triệu BTU; giai đoạn khí Đại Hùng được xử lý trên giàn Thiên Ưng từ tháng 4/2017 là 0,27 USD/triệu BTU và trượt giá 2%/năm cho các năm tiếp theo.
Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2.
Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu PVN chỉ đạo PVGas tổ chức đàm phán, thống nhất với các hộ tiêu thị về cước phí vận chuyển khí Nam Công Sơn 2 – Giai đoạn 1 từ năm 2019 và cước phí xử lý khí Đại Hùng từ năm 2015, có biên bản họp giữa các bên liên quan.
Trên cơ sở đó, phân tích làm rõ sự cần thiết và tính hợp lý trong đề xuất của PVGas và các vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Bộ. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho biết chưa nhận được báo cáo của PVN.
Theo Bộ Công Thương, sau khi xem xét báo cáo của PVN về cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long giai đoạn 2017 – 2020, Bộ cho rằng các chi phí phát sinh dẫn đến tăng cước phí vận chuyển khí bể Cửu Long chủ yếu là các chi phí do yếu tố chủ quan liên quan đến công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống đường ống vận chuyển khí…
"Việc cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long tăng đột biến như báo cáo của PVN/PVGas sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ tiêu thụ", Bộ Công Thương đánh giá.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cho rằng khung giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa tính đến việc tăng giá khí này.
Do vậy, Bộ Công Thương nhận định đề xuất của PVN về việc tăng cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long là chưa đủ cơ sở để xem xét.
"PVN cần tiếp tục chỉ đạo PVGas rà soát, tối ưu các yếu tố về chi phí, sản lượng khí, phân bổ chi phí cho các dự án đã hết khấu hao… để tiếp tục duy trì mức cước phí vận chuyển khí tương tự như các năm 2015, 2016 đã được Thủ tướng phê duyệt có xét đến yếu tố trượt giá theo từng năm", Bộ này đề nghị.
Hiện nay, dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 2 đang được PVN/PVGas triển khai đầu tư xây dựng với việc bổ sung các nguồn khí mới từ mỏ Sư Tử Trắng (pha 2) và mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt, dự kiến hoàn thành vận hành năm 2021.
Do vậy, Bộ Công Thương thống nhất với đề xuất của PVN/PVGas về việc áp dụng cước phí vận chuyển khí quan Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn – Giai đoạn 1 từ năm 2019 trên cơ sở trượt giá 2%/năm so với cước phí năm 2018 đã được phê duyệt.
Giai đoạn từ năm 2021, PVN và PVGas xây dựng phương án tổng thể về cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long và cước phí vận chuyển, thu gom phí qua Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2; tổ chức đàm phán, thống nhất với các hộ tiêu thụ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Riêng đối với cước phí xử lý khí Đại Hùng từ năm 2015, PVN chủ động đàm phán thống nhất với EVN về phương án giải quyết.
Thời gian qua, do quá trình xây dựng và trình duyệt cước phí vận chuyển, thu gom khí nói chung và cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long nói riêng thường kéo dài, để có cơ sở cho PVN/PVGas và EVN/các hộ tiêu thụ khác đàm phán, ký kết các phụ lục bổ sung sửa đổi các hợp đồng mua bán khí, Bộ Công Thương đã cho phép tạm áp dụng một số cước phí vận chuyển, thu gom khí.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, việc tạm áp dụng cước phí vận chuyển, thu gom khí sẽ tạo ra bất cập trong công tác quyết toán năm tài chính đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các công ty cổ phần.
Do đó, cước phí vận chuyển, thu gom khí tạm tính cần được sớm phê duyệt chính thức.
Trên cơ sở các nhận xét nêu trên, Bộ Công Thương đề xuất phương án cước phí vận chuyển, thu gom khí bể Cửu Long và cước phí vận chuyển khí qua Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1 cho giai đoạn 2017 – 2020.
Theo đó, cước phí vân chuyển, thu gom khí đang khai thác tại các mỏ thuộc bể Cửu Long (không bao gồm các mỏ Bạch Hổ, Rồng – Đồi Mồi) từ miệng giếng đến CCP mỏ Bạch Hổ được tính theo cước phí năm 2016 trượt giá 2%/năm.
Cước phí vận chuyển khí qua Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1 giai đoạn 2019 – 2020 được tính theo cước phí năm 2018, trượt giá 2%/năm.
Cước phí vận chuyển khí qua hệ thống bổ sung nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực mỏ Bạch Hổ giai đoạn 2019 – 2020 được tính theo cước phí năm 2018, trượt giá 2%.
Cước phí vận chuyển khí qua Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Phú Mỹ từ CCP Bạch Hổ đến sau GDC Phú Mỹ giai đoạn 2017 – 2018 được tính theo cước phí năm 2018, trượt giá 2%/năm.
Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu, cho ý kiến và trả lời về Bộ trước ngày 20/4.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.