Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ý kiến trên được ông Thọ đưa ra tại tọa đàm "Nhập khẩu than và đảm bảo an toàn an ninh năng lượng quốc gia", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 24/10.
Theo ông Thọ, quan điểm nhập khẩu than để thay thế than trong nước là không sai tuy nhiên xét thị trường năng lượng và đặc biệt là than trong dài hạn thì không phù hợp. Hơn nữa muốn nhập khẩu cũng phải có nguồn, có chỗ để mà nhập.
Ông Thọ cho biết, hiện các nước nhập khẩu than lớn trên thế giới như Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc đang rất tích cực mua và đầu tư vào các mỏ khai thác, đồng thời ký các hợp đồng lâu dài để đảm bảo nguồn cung dài hạn. Trong khi đó, chúng ta chỉ có hai nguồn để nhập lượng than thiếu trong tương lai là Úc và Indonesia.
Do đó, có thể nói việc thu xếp nhập khẩu than dài hạn từ các thị trường là một thách thức khó khăn chứ không đơn giản.
Hơn nữa, tại Quyết định 403, Thủ tướng đã xác định chỉ nhập khẩu than để bù cho sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ chứ không có định hướng tăng cường nhập than để thay thế cho sản xuất than trong nước.
Mặt khác, xét đến khía cạnh sử dụng, hiện chúng ta đang khai thác chủ yếu than Anthracite và 80% sản lượng dùng để cấp cho các nhà máy nhiệt điện than. Đặc tính kĩ thuật của các nhà máy này là không thể chuyển đổi sử dụng nguyên liệu từ than Anthracite sang than á bitum được, mà thị trường nhập khẩu trong giai đoạn tới lại tập trung cho than á bitum.
Vì vậy xét cả về nguồn lẫn công nghệ sử dụng than thì quan điểm nhập khẩu than thay thế than trong nước có tính khả thi không cao.
Lý giải thêm về việc "vỡ trận" trong nhập khẩu than 8 tháng, khi quy hoạch đặt mục tiêu 3 triệu tấn mà thực tế nhập tới gần 10 triệu tấn, đại diện Bộ Công Thương cho biết, con số 3 triệu tấn là tính toán của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam nhập về cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Con số này không tính đến số lượng nhập khẩu than của các nhà máy nhiệt điện BOT và các ngành sản xuất khác như xi măng, hóa chất, phân bón…
"Cơ cấu 9,7 triệu tấn than nhập về trong 8 tháng bao gồm các chủng loại than cho điện, than cho các hộ khác, do đó không thể nói thực tế nhập khẩu than cho điện tăng gấp 3 lần so với quy hoạch.
Hơn nữa xem lại số than nhập khẩu và số than tồn trong 8 tháng thì hai số này xấp xỉ bằng nhau (khoảng 8 triệu tấn), có nghĩa là nếu không có than nhập khẩu chúng ta sẽ tiêu thụ toàn bộ số than trong nước. Như vậy có thể thấy dự báo của Bộ cũng khá sát thực tế, tất nhiên có sai số", ông Thọ nói.
Đại diện Bộ Công Thương cũng nhận định, thời gian trước, do giá than nhập rẻ hơn than trong nước nên gây ra làn sóng nhập khẩu ồ ạt. Tuy nhiên, trong thời gian tới việc nhập khẩu than sẽ chững lại, do giá than nhập khẩu đang tăng giá và tiệm cận với giá than trong nước.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.