Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Bộ Công Thương cho biết, qua rà soát, Bộ nhận thấy chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định các tiêu chí và điều kiện cụ thể để doanh nghiệp xác định và thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa là “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam”.
Bộ Công Thương cũng cho biết nhu cầu thể hiện xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo thông lệ quốc tế mới rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Sự hình thành các chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó có thể có nhiều nước cùng tham gia sản xuất một sản phẩm, đã và đang tạo ra những thay đổi trong cách ghi xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa. Bên cạnh những cách ghi truyền thống như “Sản phẩm của…”. “Sản xuất tại…”, đã xuất hiện những cách ghi khác thể hiện chính xác hơn nguồn gốc của sản phẩm như “lắp ráp tại (quốc gia, vùng lãnh thổ)” hay “chế tạo bởi (tên công ty, tập đoàn)”...
Do vậy, Bộ cho rằng việc ban hành nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” sẽ giúp giải quyết trình trạng này.
Xuất phát từ thực tế trên, Bộ Công Thương đã có tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương chủ trì xây dựng dự thảo nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”.
Để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực tế, dự kiến nghị định sẽ quy định đối với 4 nội dung.
Một là tiêu chí để xác định một hàng hóa nào đó là “Sản phẩm của Việt Nam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam”.
Hai là phương thức thể hiện nội dung sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa (tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong một vài cụm từ để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam). Trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thể hiện nguồn gốc hàng hóa theo cách khác trên nhãn hàng hóa.
Ba là nguyên tắc quản lý việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan… (theo nguyên tắc tự nguyện và tự chịu trách nhiệm).
Bốn là biện pháp chống gian lận trong việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.
Được biết, trước đó, Bộ Công Thương cũng từng soạn thảo một dự thảo thông tư quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, qua hơn 1 năm, số phận của dự thảo thông tư này vẫn còn là một dấu hỏi chấm.
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m