Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Công Thương vừa ban hành dự thảo quyết định của Thủ tướng về chương trình thí điểm xác định giá mua bán điện mặt trời để hướng đến giá cạnh tranh, giảm giá mua điện từ trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế giá mua điện cố định sang đấu thầu.
Theo Bộ Công Thương, để khuyến khích phát triển điện mặt trời, Thủ tướng ban hành Quyết định 11/2017, Quyết định 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó ban hành giá mua điện cố định cho các dự án điện mặt trời (cơ chế FIT).
Cơ chế FIT tại hai Quyết định nêu trên cho phép nhà đầu tư được hưởng giá FIT trong vòng 20 năm nếu nhà máy điện đạt được ngày vận hành thương mại trong thời hạn áp dụng giá FIT theo quy định.
Tính đến hết tháng 8-2020 đã có 92 dự án điện mặt trời vào vận hành phát điện với tổng công suất 6.165 MWp (tương đương khoảng 4.930 MW).
Bộ Công Thương đánh giá, cơ chế hỗ trợ giá cố định quy định tại Quyết định 11 và Quyết định 13 đã tạo động lực phát triển tốt thị trường công nghệ mới về năng lượng mặt trời ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chính sách FIT có một số hạn chế như các dự án tập trung phát triển ở khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, ảnh hưởng ổn định lưới điện, gia tăng cạnh tranh về đất đai. Cơ chế quyết định giá như hiện nay khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường.
Do đó, Bộ Công Thương cho rằng chính sách và quy định về phát triển điện mặt trời cần được xem xét, nghiên cứu điều chỉnh để hướng tới tiệm cận thị trường cạnh tranh, đồng thời đảm bảo tăng cường hiệu quả quản lý, đầu tư và vận hành hệ thống ổn định.
Việc nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, dự án đầu tư và làm cơ sở xác định giá mua bán điện mặt trời là cần thiết, phù hợp với xu hướng trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu thầu và điện lực chưa có quy định về lựa chọn nhà đầu tư phát triển dự án điện mặt trời theo giá mua bán điện. Do đó, Bộ cần có thời gian nghiên cứu để đề xuất ban hành quy định về cơ chế đấu thầu cạnh tranh nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, giảm chi phí mua điện, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư.
Điều này có nghĩa, sau khi hết hạn áp dụng giá bán điện mặt trời cố định theo Quyết định 13 của Thủ tướng (trước 1-1-2021), cơ chế đấu thầu cho điện mặt trời vẫn chưa được ban hành.
Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ của Bộ Công Thương, đến nay đang có 8 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực, với tổng công suất 610 MW, không đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá cố định quy định tại Quyết định 13.
Ngoài ra, còn có 21 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và 103 dự án điện mặt trời đã hoàn thành thẩm định hồ sơ đề nghị bổ sung quy hoạch với tổng công suất khoảng 10.000 MW. Các dự án này đang chờ chính sách mới về phát triển điện mặt trời nhằm tiếp tục quyết định đầu tư.
Bộ Công Thương cho biết, trong giai đoạn chuyển tiếp, Bộ đề xuất thực hiện Chương trình thí điểm xác định giá điện mặt trời, triển khai theo phương án 1 tại tờ trình 1968/TTr-BCT ngày 19-3-2020 của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ.
Việc thực hiện Chương trình thí điểm nhằm đảm bảo bốn mục tiêu: Đảm bảo tính liên tục về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời; huy động kịp thời nguồn cung cấp điện giai đoạn đến năm 2025; đảm bảo cân đối cung cầu trước nguy cơ thiếu điện tại khu vực miền Nam; hướng tới cơ chế cạnh tranh giảm giá mua điện từ các dự án điện mặt trời trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế giá điện cố định sang cơ chế đấu thầu...
Thời gian thực hiện Chương trình thí điểm dự kiến từ tháng 11-2020 đến tháng 5-2021 sẽ tổ chức lựa chọn dự án theo giá điện; từ năm 2021 đến 30-6-2022 là thời gian hoàn thiện thủ tục và thực hiện đầu tư dự án.
Các dự án điện mặt trời tham gia Chương trình thí điểm có giá bán điện đề xuất từ thấp đến cao, dưới mức giá trần do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ được lựa chọn để phát triển cho đến khi đạt tổng quy mô công suất của Chương trình thí điểm.
Qúa trình xác định giá điện trong Chương trình thí điểm được thực hiện riêng cho điện mặt trời nổi và điện mặt trời mặt đất. Việc tổ chức xác định giá điện cho các dự án sẽ được triển khai nếu có từ 5 nhà đầu tư đăng ký tham gia trở lên.
Tổng công suất các dự án được lựa chọn của một nhà đầu tư trong Chương trình thí điểm tối đa bằng 20% tổng quy mô công suất của các dự án được lựa chọn.
Bộ Công Thương đề xuất giá trần điện mặt trời của Chương trình thí điểm áp dụng theo quy định tại Quyết định 13/2020. Giá điện áp dụng cho dự án được lựa chọn sẽ là mức giá bán điện đề xuất của nhà đầu tư và nhỏ hơn mức giá trần được Thủ tướng phê duyệt.
Giá bán điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Lượng điện thiếu hụt năm 2023 sẽ lên tới 13,3 tỷ kWh Theo Bộ Công Thương, cân đối cung cầu điện giai đoạn 2021-2025 cho thấy nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2021-2024 là rõ ràng. Lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021, lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023 và giảm xuống khoảng 11 tỷ kWh vào năm 2024. Để giảm nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2025, một trong những giải pháp được đề xuất là đẩy mạnh phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo, nhất là nguồn điện mặt trời do có thể thực hiện nhanh, đáp ứng tiến độ vận hành ngay từ năm 2021. Tổng công suất nguồn điện mặt trời dự kiến phát triển giai đoạn đến năm 2025 là 14.450 MW và đến năm 2030 là 20.050 MW. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.