Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, nhà đầu tư sẽ khảo sát trên diện tích 120ha, trong đó có 118ha mặt nước, 2ha đất thuộc địa phận xã Cư Mlan và thị trấn Ea Súp. Diện tích này không có rừng tự nhiên, không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và không chồng lấn với dự án khác.
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và chính quyền địa phương trong quá trình khảo sát, lập dự án tránh tình trạng tranh chấp đất đai, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong vùng dự án. Sau khi khảo sát, nhà đầu tư phải lập hồ sơ bổ sung vào quy hoạch điện lực và phương án đấu nối khả thi.
Được biết, trên địa bàn huyện Ea Súp có một nhà máy điện mặt trời trên đất đã đi vào hoạt động (công suất 50MWp), 5 nhà máy đang xây dựng (công suất 600MWp), nhưng chưa có dự án nào trên hồ được triển khai.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị có liên quan cùng phối hợp với chủ đầu tư để triển khai đúng tiến độ, bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực đảm bảo theo quy định; báo cáo những phát sinh trong quá trình khảo sát, lập dự án.
Theo tìm hiểu, Công ty Hoàng Sơn có trụ sở ở TP. Hoà Bình do ông Nguyễn Thanh Thanh làm chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 270 tỷ đồng, tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Hoàng Sơn thành lập ngày 19/3/2001 theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình.
Vị trí Chủ tịch Hoàng Sơn từ năm 2013 trở về trước là ông Nguyễn Cao Sơn. Ông Sơn hiện đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020.
2007 là năm đánh dấu bước phát triển đột phá của Công ty Hoàng Sơn khi được UBND tỉnh Hòa Bình giao cho làm chủ đầu tư cụm dự án thủy điện Suối Nhạp - Đồng Chum. Sang năm 2009, công ty khai trương trung tâm vật liệu xây dựng Hoàng Sơn, chuyên phân phối vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất... phục vụ thi công lắp đặt trên thị trường Hòa Bình và khu vực Tây Bắc.
Cũng trong năm 2009, công ty bắt đầu lấn sân vào lĩnh vực xây dựng khu đô thị và bất động sản, thành lập sàn giao dịch bất động sản. Năm 2010, Hoàng Sơn triển khai dự án khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng và mua lại toàn bộ công ty môi trường đô thị TP. Hòa Bình.
Năm 2012, công ty triển khai 2 dự án là khu liên hợp thể thao TP. Hòa Bình và khu du lịch tâm linh đền chùa Thác Bờ. Cùng thời điểm nay, Hoàng Sơn thành lập nhiều chi nhánh và công ty con tại Hà Nội, Bình Định và nhiều địa điểm khác thi công nhiều công trình lớn.
Hoàng Sơn cũng được lãnh đạo Hòa Bình tín nhiệm chỉ định thầu giao cho thi công một công trình giao thông có quy mô lớn trên địa bàn là dự án đầu tư xây dựng công trình kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái taluy đoạn Km78+300 đến km153, Quốc lộ 6 được triển khai theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ với tổng dự toán lên tới 662 tỷ đồng (năm 2012).
Năm 2013, công ty mở rộng địa bàn hoạt động vào khu vực phía Nam với việc tham gia dự án “Đầu tư xây dựng mở rộng đường Quốc lộ 1 đoạn từ Km1212+400 đến Km1265 thuộc tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên theo hình thức hợp đồng BOT”.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.