Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang tại cuộc họp với UBND tỉnh Quảng Trị về một số nội dung liên quan đến giao thông vận tải tại địa phương này.
Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết Cảng hàng không Quảng Trị đã có trong quy hoạch và được đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 theo hình thức PPP (hợp tác công tư). Do đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi để sớm triển khai các bước tiếp theo của dự án, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách trong thời gian tới.
Trước đó, ngày 22/8 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Trị có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm thực hiện việc khảo sát, đánh giá các nội dung liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.
Được biết, Cảng hàng không Quảng Trị được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tại Quyết định 2148/QĐ-TTg ngày 20/12/2021. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng từ năm 2021 đến 2024, thực hiện đầu tư xây dựng 22 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.
Dự án được thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Sơ bộ tổng mức đầu tư dự kiến cho 2 giai đoạn là 5.822 tỷ đồng.
Cụ thể, giai đoạn 1 là 2.913 tỷ đồng (vốn nhà đầu tư huy động 2.680,5 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,1 tỷ đồng). Giai đoạn 2 là 2.909 tỷ đồng (vốn nhà đầu tư là 2.829 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước là 79,7 tỷ đồng).
Quy mô dự án Cảng hàng không Quảng Trị theo quy hoạch là sân bay cấp 4C và sân bay quân sự cấp II; công suất 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác sẽ là tàu bay code C hoặc tương đương. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 5 vị trí code C (nhưng có khả năng đỗ tàu bay code E).
Dự kiến quy mô đầu tư trong giai đoạn 1 sẽ là xây dựng các công trình cơ bản đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4 và sân bay quân sự cấp II; đạt công suất theo dự báo khai thác khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Giai đoạn 2, sẽ đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 vào năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm.
Xem thêm: Lộ diện liên danh trúng gói thầu mở rộng Cảng hàng không Điện Biên hơn 775 tỷ đồng
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.