Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết Bộ vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá.
“Việc chuyển đổi cơ chế quản lý phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua’, văn bản nêu rõ.
Cụ thể, giai đoạn trước 1/1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, theo đó “phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại Pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành.
Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Đối với từng dự án cụ thể, Bộ này ban hành thông tư quy định mức thu riêng cho từng dự án và mức thu nằm trong khung quy định chung tại Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 và Thông tư 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Giai đoạn từ 1/1/2017 đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.
Trong đó, theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo Phụ lục 02 của Luật phí và lệ phí của Quốc hội có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó “phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".
Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với Luật phí và lệ phí, Luật giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Triển khai Luật phí và lệ phí, Luật giá, Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ đã ban hành Thông tư 35 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ quản lý và Thông tư 49 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
“Tại các Thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ ‘trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”, lãnh đạo Bộ giao thông vận tải lý giải.
Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.
“Bộ Giao thông vận tải tiếp thu các ý kiến của người dân, các cơ quan báo chí và sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để sử dụng tên gọi cho phù hợp”, lãnh đạo Bộ này khẳng định.
Thời gian qua, việc thay đổi thuật ngữ “thu phí” thành “thu giá” tại các trạm BOT đã khiến dư luận dậy sóng. Nhiều nhà ngôn ngữ cho rằng “thu giá” là cụm từ không có trong từ điển tiếng Việt nên từ này vô nghĩa.
Đánh chú ý, phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về việc “BOT là sản phẩm của giai đoạn trước, nhiệm kỳ trước” cũng đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Theo chuyên gia giao thông TS Phạm Sanh, phát biểu của Bộ trưởng thiếu rõ ràng và có thể gây ngộ nhận.
“Các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị đều có tính lịch sử, cả BOT cũng vậy. Tuy nhiên, phát biểu như thế là không rõ ràng, từ đó có thể khiến người ta ngộ nhận. Nhiệm kỳ trước thì Bộ trưởng cũng tham gia với tư cách là Thứ trưởng”, ông Sanh phân tích.
Theo TS Phạm Sanh, Bộ Giao thông vận tải phải xem lại vấn đề này bởi xét về mặt ngôn ngữ học hay tính trong sáng của tiếng Việt, Bộ đã không đúng và chắc chắn nó sẽ vấp phải phản ứng của các nhà ngôn ngữ học khi Bộ không hiểu thế nào là phí, thế nào là giá.
“Phí chẳng qua là một mức giá, người ta trả để lấy quyền hoặc để được hưởng một dịch vụ nào đó. Như vậy, thông thường trên thế giới, phí vẫn được sử dụng cho các dịch vụ, còn giá thì được sử dụng cho sản phẩm, sản xuất”, ông Sanh nói.
“Tôi thấy phải sửa ngay cái này, vẫn để là trạm thu phí nhưng căn cứ áp dụng để tính toán phương án tài chính là căn cứ theo luật giá”, TS Phạm Sanh nhấn mạnh.
Điều dư luận đặc biệt quan tâm là nếu bỏ tên "trạm thu giá" để đổi tên cho phù hợp, vậy tên mới sẽ là gì hay trở lại như cũ là "trạm thu phí"?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.