'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau bão số 12 năm 2017, cả nước có 1.200 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp hoặc thiếu khả năng xả lũ theo quy định hiện hành.
Cụ thể, đối với các đập, hồ chứa lớn có 93 đập đất bị thấm (23 đập thấm rất nặng, 82 đập bị biến dạng mái đập); có 11 tràn xả lũ bị nứt, 188 tràn bị hư hỏng thân tràn hoặc xói lở tiêu năng hạ lưu tràn; có 85 cống lấy nước hư hỏng (18 cống hư hỏng nặng, hư hỏng tháp cống; 78 cống hư hỏng dàn van hoặc không có dàn van).
Hầu hết các hồ chứa thủy lợi lớn đã được lắp đặt thiết bị quan trắc lún, thấm. Tuy nhiên các thiết bị lắp đặt là dạng đơn giản, chủ yếu là các thiết bị quan trắc công trình và hiện tại đang hoạt động bình thường.
Về năng lực chống lũ, có 280/702 hồ chứa lớn được xây dựng sau năm 2000 được sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn; 422/702 hồ chứa lớn xây dựng trước năm 2000 chưa được kiểm định, đánh giá khả năng chống lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật hiện hành.
Đối với các đập, hồ chứa nhỏ, có 507 đập bị thấm (57 đậm thấm nặng); 613 đập biến dạng mái đập 170 đập bị xói lở mạnh; 697 tràn hư hỏng thân tràn hoặc xói lở tiêu năng; 756 cống hư hỏng.
Hầu hết các hồ chứa nhỏ chưa được lắp đặt các thiết bị quan trắc. Về năng lực chống lũ, các hồ chứa nhỏ chưa có số liệu đánh giá cụ thể, tuy nhiên hầu hết được xây dựng từ những năm 70 – 80 nên công tác khảo sát, thiết kế, thi công còn hạn chế. Dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, có rất nhiều hồ chứa không đảm bảo khả năng chống lũ, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố mất an toàn công trình và vùng hạ du.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do ảnh hưởng của mưa lũ, từ đầu năm 2017 đến nay, đã xảy ra 23 sự cố hồ chứa, nhiều nhất là ở Hòa Bình (4 hồ), Thanh Hóa (3 hồ), Bình Định (3 hồ), Khánh Hòa (2 hồ)… Ngoài ra, còn có một loạt đập nước bị thấm nặng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đối với 23 hồ chứa xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ 2017, các địa phương đã khắc phục tạm thời hoặc bố trí kinh phí sửa chữa 13 hồ chứa, còn lại chưa tìm được nguồn vốn.
Trong 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp có 450 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn đã đưa vào danh mục đầu tư với tổng kinh phí 443 triệu USD. Còn 722 hồ chứa có nguy cơ mất an toàn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa. Theo ước tính của Bộ, cần khoảng 8.365 tỷ đồng để sửa chữa các hồ này.
Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ các địa phương sửa chữa đầu mối của 80 hồ chứa đã xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ mất an toàn cao không thể tích nước mà chưa có kinh phí để đầu tư sửa chữa với số tiền 575 tỷ đồng. Số tiền này được lấy từ nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương hàng năm.
Theo Bộ, việc cấp kinh phí chỉ thực hiện với các hồ đã xảy ra sự cố mà địa phương chưa có nguồn vốn thực hiện; chỉ sửa chữa các hạng mục hư hỏng, không hỗ trợ sửa chữa kênh mương; kinh phí hỗ trợ sửa chữa mối hồ chứa không quá 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ cho biết đã phê duyệt dự án đầu tư một số công trình hồ chứa song chưa bố trí đủ kinh phí để thực hiện. Do vậy, Bộ đề nghị Thủ tướng bổ sung kinh phí trong kế hoạch trung hạn 2016 – 2020 để tiếp tục thực hiện các dự án trên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.