'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dự thảo báo cáo tổng kết thi hành luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất sửa luật theo hướng bỏ giá trần vé máy bay. Cụ thể, Cục đề xuất sửa điều 116 của luật về giá dịch vụ vận chuyển hàng không theo hướng: với đường bay có từ 3 hãng hàng không tham gia khai thác trở lên, hãng hàng không được quyết định giá vé, thực hiện niêm yết giá theo quy định.
Với đường bay nội địa dưới 3 hãng bay, hãng được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản không vượt mức tối đa (trần giá vé) và thực hiện kê khai giá theo quy định của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT).
Theo Cục Hàng không Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng không cũng như các loại hình vận tải khác là hàng hóa, dịch vụ theo mùa, tùy theo nhu cầu đi lại của hành khách, có mùa cao điểm, mùa thấp điểm. Ngoài ra, các chuyến có giờ bay phù hợp được nhiều hành khách mua vé, thậm chí trả giá cao để mua được vé sát giờ bay, ngược lại những chuyến bay muộn, ban đêm thường ít hành khách.
Hiện khung giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản ban hành từ năm 2015, áp dụng cho 5 nhóm đường bay, với mức giá 1,6-3,75 triệu đồng/vé/chiều tùy cự ly, chưa bao gồm các khoản phí và phụ thu khác. Các hãng hàng không hiện xây dựng rất nhiều dải giá khác nhau, từ 0 đồng đến gần sát trần (thông thường từ 10-15 mức giá).
Đây không phải lần đầu tiên đề xuất bỏ giá trần được đưa ra. Vietnam Airlines là hãng hàng không từng nhiều lần đeo đuổi đề xuất bỏ giá trần. Năm 2016 và cuối 2019, hãng này đề xuất bỏ chính sách giá trần để các hãng có thể linh hoạt trong giá bán, tăng tính cạnh tranh. Lãnh đạo Vietnam Airlines cho rằng giá trần vé máy bay đang trói buộc doanh nghiệp, nên để thị trường điều tiết theo cung và cầu.
Cục Hàng không Việt Nam năm 2014 cũng từng đề xuất bỏ trần vé máy bay nhưng không được thông qua. Năm 2015, với tình trạng sụt giảm của giá dầu, Chính phủ đã điều chỉnh giảm giá trần vé máy bay. Đây cũng là lý do từ năm 2015 đến nay, các hãng hàng không từng nhiều lần đề nghị tăng giá trần vé máy bay.
Mới nhất, Vietnam Airlines đề nghị áp giá sàn và tăng giá trần vé máy bay 50.000-250.000 đồng/chặng phù hợp với diễn biến mới của giá nhiên liệu, cũng như vượt qua khó khăn trong giai đoạn Covid-19.
Việt Nam hiện có 6 hãng hàng không đang khai thác là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco, Vietjet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines. Thực tế, có rất nhiều chặng bay trục và đường bay du lịch "hot" có từ trên 3 hãng khai thác trở lên, như chặng Hà Nội/TP.HCM/Đà Nẵng, Hà Nội/TP.HCM - Nha Trang/Phú Quốc...
Theo một chuyên gia trong ngành, về lý thuyết, có nhiều hãng bay tham gia thị trường nội địa nên tính cạnh tranh về giá vé của các hãng rất cao, để thu hút khách, một hãng không thể tăng vọt giá so với mặt bằng chung của các hãng.
Nhưng trên thực tế, nếu bỏ giá trần, sẽ không thể “ghìm cương” giá vào dịp lễ tết hoặc các chặng bay đẹp mùa cao điểm. Thay vì bỏ giá trần, Cục Hàng không Việt Nam cần xem xét kiến nghị điều chỉnh khung giá trần tăng lên so với khung giá ban hành tháng 8/2015, do giá nhiên liệu đã liên tục biến động kèm theo nhiều chi phí khác tăng theo.
Giữa tháng 12/2020, khi còn tới 1 tháng rưỡi nữa mới tới Tết Nguyên đán và thị trường chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, giá vé máy bay tết đã ở mức rất cao, như chặng TP.HCM-Hà Nội của Vietnam Airlines từ 3,58 triệu đồng/người, vé hạng thương gia tới 7,96 triệu đồng/người, ngay cả một số đường bay lẻ như TP.HCM-Thanh Hóa, giá vé cũng tới 3,58 triệu đồng/người. Vietjet Air hay Bamboo Airways cũng có mức giá sau thuế tương tự, từ 3 - 3,5 triệu đồng/người.
Các mức vé này đều sát với khung trần đang áp dụng (3,75 triệu đồng/chặng bay từ 1.280 km trở lên). Song, nếu bỏ khung trần này, giá vé tết hạng phổ thông có thể sẽ cao vượt ngưỡng 4-5 triệu đồng/người/chặng. Dù dải giá đa dạng, song số lượng vé tết rẻ không nhiều, cơ hội để mua được vé tết giá rẻ sẽ càng hẹp hơn.
Hiện luật Quản lý giá và luật Cạnh tranh đều quy định sự tham gia điều tiết thị trường của nhà nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, luật Cạnh tranh đã quy định doanh nghiệp (DN) được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường trong các trường hợp: có 1 DN chiếm thị phần từ 30% trở lên, có 2 DN chiếm tổng thị phần từ 50% trở lên, có 3 DN chiếm tổng thị phần từ 65% trở lên, hoặc có 4 DN chiếm tổng thị phần từ 75% trở lên...
Dù Việt Nam hiện có 6 hãng hàng không nội địa, song Vasco và Pacific Airlines đều là thành viên của Vietnam Airlines, Vietravel chiếm thị phần quá nhỏ, 3 hãng lớn là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways hiện chiếm tới 80-90% thị phần.
“Riêng đường bay trục Hà Nội - TP.HCM thì 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet cũng đã chiếm quá nửa thị phần. Cục Hàng không VN cho rằng đường bay có trên 3 hãng là cạnh tranh và không cần giá trần, nhưng nói như thế là chưa hiểu về luật.
Theo luật Cạnh tranh, việc quản lý giá của nhà nước không phải căn cứ vào số lượng các DN mà là thị phần, nhà nước sẽ định giá khi có DN chiếm vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường. Ví dụ như điện là ngành độc quyền nhà nước quyết định giá. Xăng dầu dù có vài chục DN kinh doanh, song Petrolimex chiếm khoảng 50% thị phần thì nhà nước vẫn phải đưa ra giá cơ sở, tức là giá trần”, ông Long nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.