'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.
Lo ngại lộ lọt thông tin cá nhân
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới nói có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp; cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp.
Bên cạnh đó, có đại biểu đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên thẻ căn cước.
Theo giải thích của ông Tới, các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân.
Dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin "quê quán", sửa đổi "số thẻ căn cước công dân" thành "số định danh cá nhân", "căn cước công dân" thành "thẻ căn cước", "nơi thường trú" thành "nơi cư trú", bổ sung "nơi đăng ký khai sinh"... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khẳng định việc tích hợp cả QR code và chip điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc cũng ủng hộ việc sử dụng thẻ căn cước gắn chip để tích hợp thông tin, tạo sự thuận tiện trong quản lý và sử dụng giấy tờ, dữ liệu, nhằm bảo mật an toàn thông tin. Tuy nhiên, bà góp ý cần đẩy mạnh truy cập, quản lý thông tin và tuyên truyền để sử dụng căn cước đạt hiệu quả.
Về sử dụng mã QR, nữ đại biểu kiến nghị không nên tích hợp QR trên thẻ căn cước. Lý do là hiện những vụ việc lộ lọt thông tin cá nhân diễn ra ngày càng nhiều, trong khi tội phạm công nghệ cao rất tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt thông tin.
Đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn Nam Định) cũng lo có thể xảy ra tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân. Ông đề nghị ban soạn thảo cân nhắc kỹ lưỡng việc đưa mã QR để bảo mật thông tin.
Giải trình về những lo ngại việc sử dụng thẻ căn cước gắn chip và mã QR sẽ bị theo dõi, Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định "không theo dõi và không thể theo dõi được".
"Bộ Công an hay bất cứ cơ quan nào cũng không theo dõi và không thể theo dõi, chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh cho công dân sử dụng thẻ căn cước", Đại tướng Tô Lâm khẳng định.
Bộ trưởng Công an nhấn mạnh cơ quan quản lý sẽ đảm bảo người sử dụng thẻ căn cước không bị theo dõi bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, cũng như đảm bảo an ninh, an toàn về dữ liệu của công dân.
"Việc thẻ căn cước gắn chip có chức năng theo dõi là thất thiệt, do đối tượng xấu tung lên", Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.
"Thu thập thông tin mống mắt, nhóm máu, ADN chưa khả thi'
Điều 9, Dự thảo quy định, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, nơi ở tạm trú và thường trú… Đồng thời, bao gồm cả nhóm máu của người dân (khoản 12, Điều 9).
Điều 15, Dự thảo về thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước quy định chúng bao gồm đa phần thông tin trong Điều 9 nói trên cùng: Thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
Ngoài ra, thông tin cơ sở dữ liệu bao gồm: "Nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu; trạng thái của căn cước điện tử được thể hiện dưới hình thức khóa, mở và các mức độ định danh điện tử" (các khoản 4,5 của Điều 15).
Về vấn đề này, đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn Lạng Sơn) cho rằng cần bỏ bắt buộc thu thập thông tin về mống mắt, ADN trừ khi người dân "tự nguyện cung cấp". Hoặc trường hợp khác, khi giải quyết vụ việc được giao, cơ quan tố tụng có thể trưng cầu giám định về mống mắt, ADN rồi chia sẻ cho dữ liệu căn cước.
Đại biểu Mạc nêu lý do, ở nhiều địa phương, trang thông tin chuyên dụng thu thập chưa đủ điều kiện; việc thu thập thông tin mống mắt chưa khả thi trong thực tiễn và cũng "chưa cần thiết phải thu thập bắt buộc".
Có hơn 80 triệu căn cước đã được cấp, đều chưa bao gồm thông tin về mống mắt nên không cần thiết phải bổ sung, đại biểu Mạc nêu quan điểm.
Trong khi đó, tranh luận về vấn đề này Trung tướng, đại biểu Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là phù hợp…
Đại biểu Nguyễn Minh Đức phân tích, trong thực tế hiện nay, do nhu cầu làm đẹp, nhiều người thực hiện chỉnh sửa khuôn mặt, do đó việc nhận diện khuôn mặt rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, mống mắt lại là đặc điểm gần nhận dạng cố định. Do vậy, quy định bắt buộc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt là hợp lý.
Đại biểu Phạm Thị Kiều (Đoàn Đắk Nông) cũng cho rằng, cần xem xét lại việc bắt buộc thu thập thông tin về nhóm máu vì "ảnh hưởng đời tư cá nhân" và không thống nhất với Luật Cư trú. Cụ thể, Luật Cư trú không bắt buộc cập nhật nhóm máu lên cơ sở dữ liệu.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) đề nghị Bộ Công an giải thích thêm bởi người dân băn khoăn: "Thẻ căn cước có gắn chip thì dân đi đến đâu, công an biết hết hay không? Tôi cũng không giải thích được việc này".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.