Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Làm rõ ý kiến các của các vị đại biểu Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thời gian qua, Bộ Công thương đã triển khai nghiêm túc chính sách pháp luật về công tác quy hoạch.
Những tồn tại, hạn chế của Bộ Công thương chủ yếu là chưa đạt tiến độ lập quy hoạch ngành quốc gia so với yêu cầu và kỳ vọng. Về hạn chế này, Bộ Công Thương đã phân tích, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân, đồng thời đã có giải pháp tích cực để đẩy nhanh tiến độ.
Đến nay, Bộ Công Thương đã hoàn thành 4/5 quy hoạch ngành quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương gồm các quy hoạch: Điện, năng lượng, khoáng sản và hạ tầng dầu khí. Trong đó, 1 quy hoạch đã thẩm định xong trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quy hoạch điện VIII), còn lại 3 quy hoạch ngành đang trong quá trình thẩm định.
Riêng quy hoạch ngành về thăm dò, khai thác, khoáng sản, Bộ trưởng cho biết hiện chưa đủ điều kiện để xây dựng quy hoạch này do thiếu dữ liệu điều tra về chất lượng. Việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm nhưng chưa thực hiện xong. Bộ Công Thương đã có báo cáo Chính phủ xin phép lùi thời hạn lập quy hoạch ngành về thăm dò, khai thác, khoáng sản đến năm 2023.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết Bộ đồng ý về các giải pháp chủ yếu trước mắt mà Chính phủ đã đề xuất để Quốc hội ban hành Nghị quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập và để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng lập quy hoạch các ngành, các cấp thời kỳ 2021-2030.
Tuy nhiên, về lâu dài, Bộ Công Thương cho rằng cần thiết phải tổng kết, đánh giá, rà soát để điều chỉnh Luật Quy hoạch phù hợp với thực tiễn, theo đó, bổ sung các nội dung như: Bộ Công Thương đề nghị bổ sung quy định về điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Trong đó có quy định về tiêu chí, nguyên tắc điều chỉnh cục bộ; quy định về trình tự, thủ tục, điều chỉnh cục bộ vừa bảo đảm linh hoạt trong quá trình thực hiện, vừa bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ, đồng bộ và bảo đảm việc không điều chỉnh cục bộ tràn lan, phá vỡ tính liên kết, ổn định của hệ thống quy hoạch.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Đồng thời, cơ quan này cũng đề nghị bổ sung vào danh mục quy hoạch trong Luật Quy hoạch các quy hoạch ngành quốc gia quan trọng để bảo đảm việc thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (các ngành công nghiệp mang tính nền tảng, không phải là sản phẩm cụ thể như: Ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, ngành công nghiệp sản xuất ô tô...).
Tại phiên thảo luận, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) kiến nghị Trung ương sớm xem xét, cho ý kiến chính thức về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bà Hương cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm sơ kết các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, giải quyết những vấn đề cụ thể, sớm giải quyết các quyết định của Bộ Công Thương về phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để có cơ sở phê duyệt, triển khai đề án, có định hướng cho tỉnh Ninh Thuận kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. HCM) đề nghị Quốc hội giải quyết dứt điểm việc này, xóa bỏ quy hoạch dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
“Quốc hội nhiệm kỳ trước đã cân nhắc rất kỹ việc dừng dự án này. Bước tiếp theo phải tập trung giải quyết quyền lợi của người dân, cán bộ, kỹ sư đã được đào tạo”, ông Nghĩa nhắc còn rất nhiều chuyện phải làm.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đồng thời đề nghị tạo quy hoạch mới để Ninh Thuận trở thành vùng, trung tâm phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Giải trình vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận mà các đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết việc tạm dừng dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được các cấp có thẩm quyền cho chủ trương và được Quốc hội biểu quyết tạm dừng.
“Cần nói rõ nghị quyết là tạm dừng, không phải huỷ bỏ. Do vậy, về nguyên tắc không có cơ sở về việc bỏ hoàn toàn dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Mặt khác, Ninh Thuận là địa điểm đã được các đối tác cũng như các bộ, ngành liên quan nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong thời gian dài và đã khẳng định đây là địa điểm phù hợp nhất để phát triển điện hạt nhân”, Bộ trưởng Diên nói.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ về việc cần thiết phải phát triển điện hạt nhân. Bởi lẽ, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua, các quốc gia cam kết về việc phát triển năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió). Nhưng để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo này nhất thiết phải có một nguồn điện nền ổn định.
“Điện nền hiện nay chỉ có nhiệt điện than hoặc thuỷ điện. Nhưng điện than chúng ta đã không còn điều kiện để phát triển và thủy điện cũng đã hết dư địa. Trong khi đó, chúng ta cần phải thực hiện những gì đã cam kết ở COP26 và phát triển điện hạt nhân cũng là xu hướng tất yếu các quốc gia trên thế giới đang thực hiện”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói
Lãnh đạo Bộ Công Thương dẫn chứng 2 quốc gia Mỹ và Đức 3 năm qua đã giảm điện hạt nhân nhưng đến nay đã phải xây dựng lộ trình để phát triển mạnh hơn loại hình này, làm cơ sở khai thác và phát triển năng lượng tái tạo.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.