Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Ông đánh giá như thế nào về quá trình phục hồi của nền kinh tế trong năm qua?
Năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự báo. Ở trong nước, nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, nhất là ngành công nghiệp, thích ứng hơn với tình hình mới của thế giới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi ở bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, đặt trong tương quan so sánh, nếu nhìn mức tăng trưởng của kinh tế thế giới là 2,9%; EU là 0,8%... hay trong khu vực ASEAN chỉ có Philippines tăng cao hơn Việt Nam thì có thể đánh giá mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam là rất đáng ghi nhận.
- Với riêng ngành Công Thương, khó khăn sẽ là gì, thưa ông?
Với ngành Công Thương, những khó khăn tác động trực tiếp phải kể đến việc xuất khẩu và sản xuất công nghiệp bị suy giảm mạnh những tháng đầu năm. Trong hai tháng đầu của năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%, điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua; mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và liên ngành còn hạn chế. Cùng với đó, tăng trưởng thương mại nội địa tuy đạt cao nhưng chưa bằng mức tăng trưởng các năm trước khi xảy ra dịch Covid -19; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, công tác theo dõi, đánh giá và triển khai thực thi các cam kết hội nhập đã có sự chủ động, đổi mới phương thức thực hiện song vẫn còn những hạn chế, năng lực tham gia hội nhập của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao.
Những hạn chế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Song ngành Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, thách thức; chủ động, sáng tạo, tập trung xây dựng, triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ được giao và đạt những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
- Xuất nhập khẩu năm nay được đánh giá là điểm sáng của ngành, tuy nhiên, vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Vậy vì sao vậy, thưa ông?
Tình hình chính trị, kinh tế thế giới năm 2023 biến động phức tạp, nhanh chóng, khó lường; thương mại toàn cầu suy giảm; giá nguyên liệu đầu vào, năng lượng và logistics toàn cầu tăng cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp; tình hình lạm phát ở nhiều nước trên thế giới tuy đã giảm nhưng vẫn “cao”; việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ thương mại, cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu có cùng mặt hàng gia tăng. Các nước ngày càng dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật, tạo sức ép mới cho hàng xuất khẩu của ta, tác động rất bất lợi đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước.
Ở đây, tôi muốn phân tích thêm, những khó khăn này không phải chỉ có từ đầu năm 2023 mà thực chất đã tiềm ẩn từ các tháng cuối năm 2022. Tuy nhiên, tới cuối năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 355,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 327,5 tỷ USD. Thẳng thắn nhìn nhận, con số tăng trưởng này chưa được như kỳ vọng, cũng chưa chạm tới mục tiêu đề ra cho năm 2023, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm mà hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thu hẹp đáng kể mức suy giảm ở thời điểm cuối năm so với đầu năm đã cho thấy sự nỗ lực về điều hành xuất khẩu.
- Được biết, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quy hoạch ngành Quốc gia quan trọng trong lĩnh vực năng lượng. Liệu những quy hoạch này đã đủ để khắc phục được những tồn tại trong ngành năng lượng chưa, thưa ông?
Hiện tại, Bộ Công Thương đã tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, Quy hoạch điện VIII; Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.
Các quy hoạch trên đều có chung mục tiêu hướng tới bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là một trong những công cụ để cơ cấu lại nền kinh tế chuyển đổi và mô hình tăng trưởng, là tiền đề quan trọng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc triển khai thực hiện tốt các quy hoạch này sẽ góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời, thể chế hóa thị trường hiện đại theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực. Từ đó, thúc đẩy việc hình thành hệ sinh thái công nghiệp, các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết trong các ngành năng lượng, thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới; phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
- Nhưng tháo gỡ các khó khăn trong vấn đề năng lượng không phải chỉ trong 1 sớm, 1 chiều là xong. Vậy thời gian tới, vấn đề này sẽ được Bộ tiếp tục xử lý như thế nào, thưa ông?
Về định hướng năm 2024 và các năm tiếp theo, với vai trò là cơ quan quản lý nghành, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung có nhiệm vụ trọng tâm như: Tham mưu, xây dựng trình các cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan; Ban hành các chương trình, kế hoạch theo thẩm quyền và tăng cường chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong ngành điện, than, dầu khí.
Cùng với đó, Bộ cũng chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện sớm đưa vào vận hành các công trình năng lượng điện, dầu khí… đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, góp phần bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong mọi tình huống. Đồng thời, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các đơn vị, cá nhân ngành điện, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ.
- 2024 tiếp tục là năm được dự báo là có nhiều khó khăn. Ông có đề xuất giải pháp như thế nào để nền kinh tế bước qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng?
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm (2021-2025). Tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại; nhất là các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Cùng với đó, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thể chế.
Hai là, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Ba là, đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện cơ cấu lại ngành Công Thương. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, quan trọng và công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao (như sản xuất chíp, chất bán dẫn, khai thác chế biến khoáng sản) để trở thành một động lực mới thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tới.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm là, tập trung sắp xếp lại bộ máy, nhân sự bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.