Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sáng 5/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đăng đàn, trả lời chất vấn những vấn đề thuộc ngành được cử tri và dư luận quan tâm, trong đó có vấn đề về thanh tra xăng dầu.
Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ, đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn đại Quốc hội tỉnh Gia Lai) đề cập đến vấn đề hiện nay nhiều cây xăng ở Hà Nội, TP. HCM không bán hoặc bán rất ít, giới hạn chỉ 500.000 đến 600.000 đồng đối với một ô tô. Việc này đã gây bức xúc cho người dân.
"Đề nghị Thanh tra Chính phủ cho biết đã chỉ đạo thanh tra đột xuất việc cung ứng xăng dầu tại hai thành phố này chưa?", đại biểu Lê Hoàng Anh hỏi đồng thời cũng chuyển câu hỏi này đến Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thực hiện Nghị định của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra về kinh doanh xăng dầu.
"Chúng tôi đã, đang tiến hành công tác thanh tra đối với lĩnh vực nàỵ, góp phần cùng Bộ Công Thương chỉ ra tồn tại, hạn chế để khắc phục, đảm bảo bình ổn giá xăng dầu", Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nói.
Chuẩn bị điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu
Làm rõ thêm về vấn đề đại biểu đề cập, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết những ngày qua, tình hình xăng dầu thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nguồn cung khan hiếm do châu Âu, các nền kinh tế lớn gia tăng thu mua lượng dầu hiện có từ các nguồn cung chính là Opec+ và Nga. Bởi đã sát đến ngày phương Tây áp lệnh trừng phạt với dầu của Nga, cấm các nước thuộc điều chỉnh của phương Tây tuyệt đối mua bán xăng dầu của Nga.
Cùng với đó, tỷ giá ngoại tệ mạnh của Mỹ và EU là đồng USD và Euro liên tục thay đổi theo hướng tăng 0,75 điểm phần và dự báo còn tiếp tục tăng. "Đây là những khó khăn cho những doanh nghiệp nhập khẩu", ông nói.
Theo ông Diên, việc tiếp cận vốn, ngoại tệ để được bảo lãnh nhập khẩu, hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối vẫn còn khó khăn. Do nhiều doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện cho vay và bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.
"Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng đứt gãy nguồn cung cục bộ trong hệ thống ở một số thành phố lớn, tập trung đông dân cư", ông Diên cho biết.
'Tư lệnh' ngành công thương cũng cho rằng, trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, chức năng vào cuộc. Đến giờ này, mỗi ngành chức năng đang làm tốt hơn chức trách nhiệm vụ của mình; sự phối hợp giữa Bộ Công Thương - Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hiệu quả hơn.
"Chiều hôm qua (4/11), Bộ Tài chính đã có phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam để lấy ý kiến Bộ Công Thương. Cùng ngày, Bộ Công Thương có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài chính. Nếu không có gì thay đổi lớn, trong kỳ điều chỉnh ngày 11/11 tới, các chi phí sẽ được cập nhật", ông Diên nói.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét cụ thể những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn, bảo lãnh và hỗ trợ thanh toán.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, hiện xăng dầu sản xuất trong nước đạt 80% nhu cầu. Tuy nhiên, trong số ấy, có một nửa, thậm chí già nửa lượng dầu thô phải nhập từ nước ngoài, nên thị trường thế giới thế nào thì tác động thị trường trong nước như thế.
"Chúng ta còn khoảng trên dưới 20% xăng dầu thành phẩm nhập từ nước ngoài cũng bị ảnh hưởng. Nhưng đến thời điểm này, theo số liệu chúng tôi có được từ sản lượng sản xuất trong nước, số lượng nhập từ nước ngoài đã đạt 86% kế hoạch cả năm. Nguồn cung ở các doanh nghiệp, dự trữ thương mại bảo đảm theo kế hoạch với số lượng 21 triệu tấn xăng dầu đáp ứng nhu cầu trong nước", ông Diên cho biết.
Sẽ giảm tầng nấc kinh doanh xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, hiện nay các vấn đề kinh doanh xăng dầu đang thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, Nghị định 95 đang quy định 10 ngày/lần điều chỉnh giá xăng dầu và căn cứ giá điều chỉnh là tính giá bình quân 10 ngày trước của thị trường thế giới. Đó là trong điều kiện bình thường.
Bối cảnh thế giới có những biến động, do vậy rõ ràng đã có những khiếm khuyết trong quy định hiện hành. Chính phủ đã nhận thấy điều này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu sửa Nghị định 95 cho phù hợp với thực tiễn.
"Tuy nhiên, thị trường thế giới thay đổi hàng ngày, thậm chí hàng giờ, trong khi quy định pháp luật cũng có độ trễ. Chúng tôi cũng hi vọng tới đây, được Chính phủ và các cấp có thẩm quyền giao, chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ, ngành sát hơn với tình hình", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Về hệ thống kinh doanh xăng dầu, Bộ trưởng Diên thừa nhận, đúng là theo quy định hiện hành, hệ thống kinh doanh xăng dầu hiện nay đang là đa tầng nấc, rối rắm. Nhiều tầng nấc cũng dẫn tới tăng chi phí và chi phí này sẽ phải tính vào giá bán lẻ.
Do vậy, Bọ trưởng biết trong hướng sửa chữa tới sẽ phải sắp xếp lại hệ thống, từ đầu mối đến đại lý, cửa hàng bán lẻ. Như vậy sẽ giảm những tầng nấc đi.
Về việc điều hành theo ngày, ông Diên nêu rõ: "Đây cũng là hướng chỉ đạo của Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu chỉ đạo làm sao sát hơn với tình hình. Nếu 10 ngày một kỳ điều hành giá không phù hợp có thể rút xuống 5 ngày hoặc thậm chí lấy ý kiến rộng rãi người dân và các đối tượng tác động mà thấy rằng điều chỉnh theo ngày là ý kiến đa số thì chúng tôi sẽ nghiên cứu để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền".
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.