Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Liên quan đến việc hàng loạt cửa hàng xăng dầu ở TP. Hồ Chí Minh tái diễn tình trạng đóng cửa, thông báo hết hàng hôm 1/11 (có xảy ra cục bộ ở Hà Nội), chiều muộn 2/11, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp đầu mối, sản xuất, kinh doanh xăng dầu thuộc Nhà nước để bàn cách tháo gỡ.
Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng nói rằng, thời gian qua xuất hiện một số doanh nghiệp thoái thác trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ nhập khẩu xăng dầu mà Bộ đã phân giao.
Bộ trưởng kêu gọi, đây cũng là thời điểm doanh nghiệp nhà nước thể hiện vai trò của mình, từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp đầu mối đều phải nỗ lực hết mình để đạt và vượt xa sản lượng đã cam kết, càng nhanh càng tốt.
Các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, phân phối xăng dầu phải khẳng định ngoài việc cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thương nhân phân phối, đại lý của mình còn phải vươn ra các thị trường đang thiếu hụt cục bộ.
"Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này và cũng là cơ sở để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối và làm rõ trách nhiệm của ai, đơn vị nào”, Bộ trưởng nói.
Nói về nguyên nhân xảy ra khan hiếm xăng dầu, người đứng đầu ngành Công thương nói rằng ông đã có giải trình trước Quốc hội cả lý do khách quan lẫn chủ quan. Cho đến giờ, tỉ giá vẫn tiếp tục biến động, sức hút nguồn xăng dầu vào địa bàn châu Âu ngày càng gay gắt. Trong khi đó, xăng dầu trong nước vẫn phải lệ thuộc vào thị trường thế giới do nhập 20% xăng dầu thành phẩm và nhập khoảng 50% dầu thô (xăng dầu nguyên liệu) cho quá trình hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn sản xuất 80% nguồn cung còn lại.
“Tính ra Việt Nam vẫn đang phải nhập trên dưới 70% xăng dầu nguyên liệu và xăng dầu thành phẩm, chỉ có 30% là chủ động nguồn cung trong nước từ dầu thô đến xăng dầu thành phẩm”, Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng cũng thông tin, đến thời điểm này, trong số 36 doanh nghiệp đầu mối thì chỉ có 22 doanh nghiệp đạt và vượt kế hoạch phân giao, còn 14 doanh nghiệp (hầu hết là các doanh nghiệp đầu mối tư nhân) chưa hoặc không thực hiện kế hoạch phân giao.
Bộ trưởng nói rằng “cú sốc vừa rồi đã bộc lộ những khiếm khuyết trong quy định hiện hành của chúng ta" và yêu cầu các cơ quan chức năng của Bộ cũng như các bộ, ngành, các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương xem xét, xử lý các doanh nghiệp này theo quy định của pháp luật.
“Chúng ta phải công bằng với nhau, nếu không công bằng thì không thể chấp nhận được. Quyền lợi thì doanh nghiệp hưởng nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là không được”, Bộ trưởng nói.
Tại cuộc họp, đại diện Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cho biết, đến hết tháng 10/2022, PVOil đã thực hiện tổng nguồn đạt khoảng 3,3 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Doanh nghiệp này cũng đang nỗ lực thực hiện pha chế xăng, bổ sung thêm nguồn cung trong nước.
Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), ông Đào Nam Hải nhấn mạnh, trong bối cảnh Chính phủ và các bộ ngành vào cuộc quyết liệt để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Petrolimex đã nghiêm túc triển khai, thực hiện các chỉ đạo, thậm chí chấp nhận “thiệt thòi” về hiệu quả kinh tế khi phải mua hàng với giá cao để đảm bảo nguồn..
"Sản lượng Bộ Công thương phân giao cho Petrolimex trong quý IV/2022 là 2,145 triệu m3/tấn, bình quân 715 nghìn m3/tháng. Riêng tháng 10, Tập đoàn đã tạo nguồn và xuất bán 879 nghìn m3/tấn. Tháng 11 đã lên kế hoạch tạo nguồn tháng cao nhất trong lịch sử Tập đoàn là 1,156 triệu m3/tấn, tương đương 140% kế hoạch được giao. Tháng 12 đặt mục tiêu tạo nguồn khoảng 1 triệu m3/tấn", ông Hải thông tin.
Trong tháng 10, sản lượng bán của Công ty Xăng dầu Khu vực II đã tăng mạnh 38% so với bình quân 9 tháng đầu năm, có những ngày lượng xuất bán tăng tới 2,4 lần so với ngày thường. Thị phần của Tập đoàn tại TP HCM vốn đạt 22% và 25-35% tại các tỉnh phía Nam, nhưng đã chạm mức 40-45% vào giai đoạn “nóng” nhất về nguồn cung.
Tuy vậy, lãnh đạo Petrolimex cho rằng: “Sức chống chịu của doanh nghiệp cũng chỉ có giới hạn, những giải pháp đã thực hiện chỉ mang tính ngắn hạn, tình thế, cần có các giải pháp mang tính lâu dài, căn cơ hơn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang tồn tại”.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Công thương đề nghị tất cả các doanh nghiệp đầu mối cả Nhà nước và tư nhân khẩn trương hoàn tất các thủ tục nhập khẩu xăng dầu theo kế hoạch phân giao; những doanh nghiệp có điều kiện hơn sẵn sàng bù đắp sản lượng thiếu do các doanh nghiệp khác không và chưa thực hiện được kế hoạch phân giao của mình.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đốc thúc hai nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn tiếp tục tăng sản lượng sản xuất cung ứng ra thị trường thông qua hệ thống phân phối.
Lãnh đạo Bộ Công thương nói thêm, hiện đơn vị này đang được Chính phủ giao nhiệm vụ rà soát để sửa đổi, điều chỉnh các quy định hiện hành của Nghị định 83, Nghị định 95 và sẽ sửa theo điều kiện của thương nhân phân phối cho đến cửa hàng bán lẻ phù hợp thực tế hơn.
"Bộ cũng sẽ sửa theo hướng một mặt tăng trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị của các doanh nghiệp nói chung, của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhất là doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Mặt khác, cũng phải xây dựng cơ chế để bảo đảm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp”, ông Diên nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 1/11, Sở Công thương TP.HCM cho biết, tính đến 12h cùng ngày, có 108 cửa hàng thiếu xăng trên tổng số 550 cửa hàng trên toàn địa bàn, trong đó 137 cửa hàng hoạt động nhưng không có xăng để bán.
Tại Hà Nội, sau thời điểm tăng giá, chiều tối 1/11, một số cây xăng vẫn treo biển "hết xăng", một số nơi khác hạn chế lượng bán 30.000-50.000 đồng với mỗi lần đổ cho xe máy.
Bên hành lang Quốc hội chiều 2/11, trao đổi với PV báo Đầu tư Chứng khoán, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định, vấn đề cốt yếu của "cơn sốt" xăng dầu là cơ quan quản lý Nhà nước về xăng dầu chưa bắt trúng bệnh, chưa nắm sát tình hình, căn nguyên cơ bản của thị trường.
Ông Lâm cho rằng cần có sự điều tra, đánh giá lại một cách tổng thể để xác định số liệu báo cáo nguồn cung với nhu cầu thực tế của thị trường, từ đó có các biện pháp kinh tế để đảm bảo nguồn cung.
"Giá dầu thô thế giới đang ở mức hài hoà, không phải quá cao, song lại để xảy ra hiện tượng đứt gãy nguồn cung một cách bất thường như vậy thì phải xem xét, làm rõ lý do", ông Lâm nói và cho rằng, trách nhiệm cuối cùng vẫn phải là của cơ quan quản lý Nhà nước, đề xuất của Bộ Tài chính về việc giao cho Bộ Công thương quản lý tất cả về mặt xăng dầu là hợp lý, cũng như việc giao cho Bộ Y tế quản lý giá thuốc.
Xem thêm >> Tính toán chi phí xăng dầu: Bộ Tài chính 'hoả tốc' đề nghị Bộ Công Thương cung cấp thông tin
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.