'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có những dòng chia sẻ đầy cảm xúc trên trang cá nhân của mình.
Theo quan điểm của ông Nguyễn Kim Sơn, dân tộc ta vốn có truyền thống tôn đạo nghĩa, trọng tri thức, hiếu học và giàu chí tiến thủ. Theo đó, người thầy có vị trí tôn quý. Trọng đạo và tôn sư đã là nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. 40 năm trở lại đây, khi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 chính thức được xác định thì tinh thần ấy càng được phát huy. Nó hun đúc thành một nét đặc sắc trong văn hóa giáo dục và đời sống văn hóa của người Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định nghề giáo chính là nghề cao quý: “Trong những thứ quý giá, con người là thứ quý nhất, là hoa của trời đất, là tinh anh của vạn vật, vì vậy, nghề chăm lo phát triển con người là công việc khó nhất và là công việc cao quý”.
Từ quan điểm đó, ông Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong việc dạy học, dạy đạo lý, dạy làm người, rèn đạo đức nhân cách là việc quan trọng nhất. Dạy học là hoạt động tải đạo. Người đời vì trọng đạo mà tôn sư. Muốn dạy học trò nên người, nhà giáo cần phải tu dưỡng đạo đức, giữ gìn nhân cách, ứng xử, thái độ phải đủ làm gương mẫu cho học trò. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì vậy mà người thầy tượng trưng cho sự chuẩn mực.
Ông Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết thêm: “Muốn dạy được người, nhà giáo phải hết mực yêu thương con người, quý trọng con người, nâng niu con người, nghề giáo tiêu biểu cho sự yêu thương, nghề giàu tính nhân văn.
Muốn dạy người, nhà giáo phải thấu hiểu con người, cảm thông chia sẻ sâu sắc với học trò, phải có lòng vị tha và bao dung hết mực cho học trò. Đó là nghề cho đi mà không màng nhận lại, như độ nhân qua những chuyến đò sang sông, vì thế mà nghề nhà giáo là nghề đẹp đẽ.
Muốn dạy được học trò nhà giáo phải tích lũy kiến thức, phát triển tư duy, luôn nâng cao hiểu biết, tự học và sáng tạo không ngừng. Muốn dạy một phải biết nhiều, phải đủ kiến thức và tầm nhìn để làm bậc thầy dẫn dắt chỉ lối cho học trò. Họ là bộ phận quan trọng của tầng lớp trí thức”.
Vì vậy, “Những giá trị của sự chuẩn mực, tính nhân văn, tình yêu thương, sự vị tha, tri thức và sự sáng tạo, tạo nên sự cao quý của nghề giáo”, ông Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Kim Sơn sinh năm 1966, quê quán tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ông tốt nghiệp đại học ngành Hán Nôm tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1990. Năm 1996, ông là tiến sỹ ngành văn học Việt Nam. Năm 2005, ông được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư. Năm 1991, ông Nguyễn Kim Sơn bắt đầu công tác tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong vai trò là cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn. Từ năm 2002 đến năm 2012, ông đảm nhiệm các chức vụ như phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; trưởng phòng Đào tạo kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc; phó hiệu trưởng, phó bí thư Đảng ủy của trường. Đến tháng 1/2012, ông là phó bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến tháng 2/2016, ông là phó bí thư thường trực Đảng ủy, phó giám đốc thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2016, ông Nguyễn Kim Sơn được bổ nhiệm giữ chức giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó kiêm nhiệm thêm chức bí thư Đảng ủy, chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại đại hội XIII của Đảng diễn ra vào tháng 1/2021, ông Nguyễn Kim Sơn đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ngày 8/4/2021, Quốc hội chính thức phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Kim Sơn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.