'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong năm 2020, việc hàng loạt quốc gia ban hành lệnh phong tỏa, hơn 1 tỷ người phải tự cách ly tại nhà để tránh sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã giúp các dịch vụ phát trực tuyến (streaming service) lên ngôi. Trong đó, hãng cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (OTT) toàn cầu Netflix Inc được cho là hưởng lợi nhiều nhất. Netflix đã có thêm 37 triệu thuê bao trong năm 2020, giúp nền tảng này chạm mốc 203,6 triệu người đăng ký, mức tăng gấp đôi so với 3 năm trước.
Tuy nhiên, bước sang năm 2021, khi các nước dần dỡ bỏ hạn chế, người dân không còn bị “nhốt” ở nhà, việc kinh doanh của Netflix đã không còn thuận lợi như trước. Trong quý I/2021, nền tảng này chỉ tăng thêm gần 4 triệu đăng ký, thấp hơn 2 triệu so với mục tiêu đặt ra. Dù vậy, doanh thu của Netflix đã tăng đột phá trong 2 tháng gần đây, phần lớn do thành công ngoài mong đợi của bộ phim truyền hình Hàn Quốc Squid Game.
Bộ phim giả tưởng này xoay quanh một sân chơi sinh tử mà trong đó 456 con người đang chìm trong nợ nần, thiếu thốn tiền bạc đã đánh cược cả mạng sống để giành giải thưởng 38 triệu USD. Nhà sản xuất Squid Game cho biết bộ phim truyền tải thông điệp về tình trạng chênh lệch giàu nghèo đang ngày càng trầm trọng trong thế giới hiện đại. Còn theo hãng tin The Guardian của Anh, bộ phim đã chỉ ra mặt tối của việc vay nợ cá nhân ngày càng tăng cao đến mức báo động ở Hàn Quốc, nhiều nạn nhân trong số đó là những người trẻ tuổi.
Bloomberg trích dẫn số liệu từ một tài liệu nội bộ của Netflix cho biết, với hơn 140 triệu người xem, Netflix ước tính Squid Game đã mang lại cho công ty này gần 900 triệu USD giá trị tác động, một số liệu Netflix sử dụng để đánh giá hiệu suất các sản phẩm đặc biệt. Cũng theo số liệu mà Bloomberg nắm được, dù là bộ phim ăn khách nhất lịch sử của Netflix, chi phí sản xuất 9 tập phim của Squid Game chỉ ở mức 21,4 triệu USD, tức chỉ bằng 1/40 so với doanh thu.
Không có gì bàn cãi khi nói Squid Game là “món hời” khổng lồ của Netflix. Trong báo kết quả kinh doanh quý III, Netflix đã công bố loạt con số vượt kỳ vọng của Phố Wall. Nền tảng này ghi nhận doanh thu 7,5 tỷ USD trong quý, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Squid Game cũng giúp cổ phiếu của Netflix tăng vọt, kéo theo giá trị vốn hóa tăng thêm 10 tỷ USD chỉ trong hai tuần kể từ khi bộ phim được phát hành.
Đi kèm với thành công của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc là hiệu ứng kinh tế trị giá hàng tỷ USD. Đơn cử như bộ phim Descendants Of The Sun (Hậu duệ mặt trời) ra mắt năm 2016 được ước tính đã mang lại hiệu ứng kinh tế hơn 2,5 tỷ USD. Bên cạnh lợi nhuận của nhà sản xuất và ê-kíp thực hiện, các sản phẩm ăn theo bộ phim đã được nhiều người săn đón, địa điểm xuất hiện trong phim cũng trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
Với trường hợp của Squid Game, trang phục, đồ ăn, và các trò chơi trong bộ phim đã trở thành cơn sốt toàn cầu. Theo một nghiên cứu của Design Bundles, “trang phục trong Squid Game” đã phá vỡ mọi kỷ lục tìm kiếm về trang phục của các nhân vật trong phim và chương trình truyền hình khác trước đây, nhất là trước dịp lễ Halloween. Cũng nhờ bộ phim này, doanh số bán giày Vans, một thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, đã tăng 7.800% do các nhân vật trong phim đều đi loại giày này. Các trò chơi truyền thống của trẻ em trong phim cũng tạo cơn sốt trên toàn cầu. Từ khi Squid Game ra mắt, món kẹo đường dalgona trở nên nổi tiếng. Đây vốn là món ăn vặt đường phố phổ biến, được bán bên ngoài trường học, cửa hàng đồ chơi ở Hàn Quốc vào những năm 1960. Ngay cả các trang thương mại điện tử như Amazon hay Ebay cũng đều bán dụng cụ nấu dalgona.
Chính thức phát sóng từ trung tuần tháng 9, Squid Game là bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc đạt vị trí số 1 trên nền tảng Netflix tại Mỹ, dẫn đầu các chương trình truyền hình ở 90 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Bộ phim này đã tiếp tục tạo thêm một mốc son cho làn sóng “Hallyu” – thuật ngữ chỉ sự xâm nhập của văn hóa Hàn Quốc vào nước ngoài thông qua các hoạt động văn hóa đại chúng như âm nhạc, phim ảnh, sách truyện và chương trình thực tế… Khoảng 2 tuần sau khi phim được phát sóng, lượng người dùng mới đăng ký học tiếng Hàn Quốc trên Duolingo ở Anh tăng 76% và ở Mỹ tăng 40%. Ngay sau thành công của Squid Game, Hàn Quốc cũng nhanh chóng nắm bắt lợi thế này để quảng bá mạnh mẽ hơn cho các “điểm đến phim trường” nổi bật của bộ phim. Tỷ lệ người tìm từ khóa “đảo Jeju” (một địa điểm được nhắc tới trong phim) cũng tăng vọt trong những ngày qua.
Làn sóng Hallyu còn giúp Hàn Quốc truyền tải quyền lực mềm (soft power) ra thế giới. Sự nổi tiếng của những bộ phim như Squid Game giúp Hàn Quốc đẩy mạnh “xuất khẩu văn hóa”, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính của Lloy Chan, chuyên gia kinh tế học của Đại học Oxfords (Anh), xuất khẩu nội dung văn hóa, bao gồm âm nhạc, phim ảnh và các chương trình truyền hình, của Hàn Quốc đã tăng 6,3% lên 10,8 tỷ USD vào năm 2020, tương đương khoảng 1/10 so với sản xuất chip, vốn là lĩnh vực “hái ra tiền” của nước này. Ngay cả các sản phẩm liên quan đến làn sóng “Hallyu” như mỹ phẩm, quần áo hay đồ thực phẩm cũng tăng 5,5% trong năm ngoái, theo báo cáo của Quỹ Giao lưu Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc.
Với thành công của Squid Game, các tên tuổi lớn nước ngoài khác cũng đang nhảy vào đầu tư tại Hàn Quốc bên cạnh Netflix, tiêu biểu như Apple TV, Disney +. Trong báo cáo hồi tháng trước, Netflix cho biết công ty này đã giúp Hàn Quốc tạo ra 16.000 việc làm toàn thời gian trong ngành giải trí và các lĩnh vực liên quan trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020, đồng thời đóng góp 4,7 tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc trong quãng thời gian này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.