Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.
Tính đến hết thượng tuần tháng 8/2020, hầu hết doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm.
Lướt qua hơn 30 cái tên đình đám nhất, có thể thấy đa số đều bị suy giảm doanh thu, lợi nhuận hoặc suy giảm cả hai, điển hình là các “đại gia” như: FLC, CEO Group, Đất Xanh, Thủ Đức House, Kinh Bắc, DIC Corp…
Số doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng khá ít, gồm: Khang Điền, Hà Đô, Văn Phú, Tín Nghĩa, Long Hậu, Sonadezi Châu Đức…; số có riêng lợi nhuận tăng trưởng cũng không nhiều: Phát Đạt, An Gia, SJS…
Top 1 của thị trường 6 tháng đầu năm vẫn là Vinhomes (HoSE: VHM). Trong 2 quý vừa qua, “ông lớn” này kiếm được 22.896 tỷ đồng doanh thu thuần (giảm 16,7%) và lãi ròng 10.602 tỷ đồng (tăng 7%).
So với mặt bằng chung, kết quả kinh doanh của VHM có thể nói là khá “sáng sủa”. Tuy vậy, so với kế hoạch 97.000 tỷ doanh thu thuần và 31.000 lãi sau thuế, chừng ấy vẫn là chưa đủ.
Được biết, năm nay, VHM sẽ tập trung triển khai 3 đại dự án là những con gà đẻ trứng vàng: Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park. Ngoài ra, VHM cũng dự kiến ra mắt dự án Vinhomes Wonder Park tại Đan Phượng, Hà Nội (diện tích 113ha) vào cuối năm.
Hiện, tổng quỹ đất các dự án khu dân cư của VHM là hơn 13.600ha, trong đó đã triển khai 1.190ha. Với quỹ đất này, VHM có thể khai thác tới năm 2040.
Không được tốt như Vinhomes, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) có 6 tháng kinh doanh không thuận lợi khi doanh thu thuần giảm tới 58% (đạt 38.576 tỷ đồng).
Nhìn vào cơ cấu doanh thu, có thể thấy rõ sự sụt giảm của các nguồn thu từ địa ốc. Cụ thể, doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm 31,4% (đạt 23.461 tỷ đồng), doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan giảm 5% (đạt 3.156 tỷ đồng), doanh thu hoạt động du lịch và vui chơi giải trí giảm 37,9% (đạt 2.611 tỷ đồng).
Tuy nhiên, nhờ khoản doanh thu tài chính và tiết giảm chi phí bán hàng, lãi ròng của VIC không bị sụt giảm quá mạnh, chỉ giảm 4% (đạt 2.304 tỷ đồng).
Trái ngược với hoạt động kinh doanh tương đối ổn định của bộ đôi Vinhomes – Vingroup, hai “đại gia” địa ốc của miền Nam là Nam Long (HoSE: NLG) và Đất Xanh (HoSE: DXG) đã có một “6 tháng đáng buồn”.
Với NLG, doanh thu thuần và lãi ròng 6 tháng đầu năm chỉ đạt 658 tỷ đồng và 935 tỷ đồng, lần lượt giảm 42% và 49% so với cùng kỳ năm trước.
DXG còn tồi tệ hơn khi doanh thu thuần giảm 117% (đạt 1.080 tỷ đồng) và lãi ròng giảm tới 1.363% (vỏn vẹn 38 tỷ đồng).
Trong 6 tháng đầu năm, DXG chứng kiến doanh thu bán căn hộ và đất gần như “rơi tự do” (chỉ đạt 65 tỷ đồng so với mức 1.015 tỷ đồng cùng kỳ năm trước); doanh thu từ môi giới cũng sụt mạnh do chính sách giãn cách xã hội. Đặc biệt là quý II, DXG chịu lỗ - quý lỗ đầu tiên trong vòng 3 năm qua.
6 tháng đầu năm là quãng thời gian bi đát đối với Tập đoàn FLC (HoSE: FLC). Dù ghi nhận doanh thu 6.489 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng do kinh doanh dưới giá vốn, FLC lỗ ròng tới 1.548 tỷ đồng.
Cùng chung số phận với FLC là Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO). 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty này giảm tới 503,5%, chỉ còn 418 tỷ đồng. Mức giảm quá sâu khiến việc tiết giảm chi phí hầu như không còn ý nghĩa. Kết 6 tháng, CEO lỗ ròng 55 tỷ đồng.
Được biết năm nay, CEO đặt ra kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 200 tỷ đồng. Với kết quả 6 tháng như trên, việc hoàn thành kế hoạch năm gần như là một nhiệm vụ bất khả thi, nhất là trong 2 – 3 năm qua, doanh thu và lợi nhuận của CEO chủ yếu đến từ mảng bất động sản nghỉ dưỡng.
Ngoài FLC và CEO, những cái tên khác gia nhập vào “câu lạc bộ thua lỗ 6 tháng” gồm: Thủ Đức House (âm 6,5 tỷ đồng), Long Giang Land (âm 5,8 tỷ đồng), FDC (âm 1,8 tỷ đồng), An Dương Thảo Điền (âm 4,4 tỷ đồng)…
Có được kết quả kinh doanh ấn tượng trong 6 tháng đầu năm là Khang Điền (HoSE: KDH) với doanh thu thuần tăng trưởng 16% (đạt 1.486 tỷ đồng), lãi ròng tăng 47,4% (đạt 407) tỷ đồng. Bên cạnh đó là Hà Đô (HoSE: HDG) với doanh thu thuần đạt 2.916 tỷ đồng (tăng 35,5%), lãi ròng đạt 566 tỷ đồng (tăng 29,6%).
Với KDH, doanh nghiệp này đặt ra mục tiêu doanh thu 3.500 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.100 tỷ đồng trong năm 2020. Mục tiêu này được cho là tương đối khả thi bởi 2 dự án Safira và Verosa Park có triển vọng khá tốt.
Cụ thể, dự án Safira đã hoàn tất bán hàng, chỉ còn chờ bàn giao nhà, dự kiến thực hiện trong quý III, IV. Dự án Verosa Park đã bán 80 căn từ đầu năm và lũy kế bán được 230/296 căn. Ngoài ra, KDH cũng dự kiến hoàn tất bán hàng, xây dựng, bàn giao nhà và cấp sổ hồng cho cư dân các dự án chung cư Jamila và Lovera Vista.
Với HDG, 6 tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục bàn giao căn hộ khu 1A1 cho khách hàng tại dự án Hado Centrosa Garden và dự kiến ghi nhận 4.000 tỷ đồng doanh thu. Ngoài ra, HDG cũng đang chuẩn bị các bước cho việc mở bán dự án Hado Charm Villas.
Tham vọng của HDG là khá lớn khi doanh nghiệp này đặt mục tiêu 5.394 tỷ đồng doanh thu và 1.173 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm 2020.
Ngoài KDH và HDG, một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh sáng sủa là Văn Phú (doanh thu tăng 14%, lãi ròng tăng 4%), Đô thị Dầu khí Cửu Long (doanh thu tăng 53%, lãi ròng tăng 41%), Long Hậu (doanh thu tăng 27%, lãi ròng tăng 26%), Tín Nghĩa (doanh thu tăng 2,3%, lãi ròng tăng 5,5%), Sonadezi Châu Đức (doanh thu tăng 60%, lãi ròng tăng 60,8%), DRH Holdings (doanh thu tăng 56%, lãi ròng tăng 21%)…
Các doanh nghiệp còn lại đa phần có lãi teo tóp như: Kinh Bắc (lãi ròng 55 tỷ đồng, giảm 609%), LDG Group (lãi ròng 2,3 tỷ đồng, giảm 8.465%), Kosy Group (lãi ròng 8,5 tỷ đồng, giảm 57,6%), Hoàng Quân (lãi ròng 7,4 tỷ đồng, giảm 182%)…
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.