Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo quốc gia (của Viện Năng lượng), tiềm năng điện gió trên lý thuyết của Việt Nam là 92,97 GW, tiềm năng kĩ thuật là 49,2 GW, tiềm năng kinh tế là 7,4 GW.
Hiện có 14 tỉnh đươc quy hoạch phát triển điện gió gồm: Thái Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tổng công suất điện gió quy hoạch đến năm 2020 là 2.511 MW, trong giai đoạn 2021 – 2025 thêm 74 MW, trong giai đoạn 2026 – 2030 thêm 30 MW; cộng dồn đến năm 2030 là 15.381 MW.
Bà Trần Hương Giang, Phó Cục Năng lượng tái tạo (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương) cho hay có 12 tỉnh đang chờ bổ sung quy hoạch điện gió, gồm: Cà Mau (900 MW), Bạc Liêu (1.734 MW), Sóc Trăng (591 MW), Trà Vinh (600 MW), Bến Tre (240 MW), Ninh Thuận (170 MW), Bình Thuận (140 MW), Đắc Lắc (100 MW), Quảng Trị (1.011 MW), Bình Định (50 MW), Gia Lai (645 MW), Quảng Bình (252 MW). Tổng công suất điện gió đã và đang chờ bổ sung quy hoạch là 10.729 MW.
Hiện có 7 dự án điện gió đã vận hành gồm: Tuy Phong (Bình Thuận – 30 MW), Phú Quý (đảo Phú Quý - 6 MW), Bạc Liêu giai đoạn I (Bạc Liêu – 16 MW), Bạc Liêu giai đoạn II (Bạc Liêu – 83,2 MW), Phú Lạc (Bình Thuận – 24 MW), Hướng Linh II (Quảng Trị - 30 MW), Đầm Nại giai đoạn I (Ninh Thuận – 7,8 MW). Tổng công suất của 7 dự án này là 197 MW.
Còn các dự án điện gió đang xây dựng gồm: Thuận Nhiên Phong (Bình Thuận – 32 MW), Tây Nguyên (Đắc Lắc – 28,8 MW), Trung Nam (Ninh Thuận – 34 MW), Mũi Dinh (Ninh Thuận – 37 MW), Đầm Nại giai đoạn II (Ninh Thuận – 32 MW), Khai Long (Cà Mau – 100 MW). Tổng công suất của 6 dự án này là 263,8 MW, toàn bộ là trại điện nối lưới.
Quy hoạch phát triển điện mặt trời của Viện Năng lượng cho biết tiềm năng điện mặt trời kỹ thuật của Việt Nam là 1.677.461 MW; tiềm năng kinh tế (kịch bản thấp) là 166.000 MW, tiềm năng kinh tế (kịch bản cao) là 385.800 MW.
Hiện có 4 dự án điện mặt trời đã đưa vào vận hành, gồm: Phong Điền (Thừa Thiên Huế - công suất phát lưới là 35 MW), Krong Pa (Gia Lai – 49 MW), BP Solar 1 (Ninh Thuận – 37,5 MW), Vĩnh Tân (Bình Thuận – 6,2 MW).
Các dự án điện mặt trời áp mái trên toàn quốc có công suất phát lưới là 7,1 MW. Tổng công suất phát lưới của các dự án này là 134,8 MW.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, hiên có 10 dự án điện mặt trời đang khởi công/xây dựng với tổng công suất 900 MW; 86 dự án đã thẩm định thiết kế cơ sở với tổng công suất 4,636 MW; 121 dự án đã phê duyệt bổ sung quy hoạch với tổng công suất 9,42 MW; 332 dự án đề xuất với tổng công suất 26,29 MW.
Đối với điện sinh khối, điện rác, thông tin từ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay tiềm năng phát triển điện từ rác thải là 250 MW (tính đến năm 2020) và tăng lên 860 MW (tính đến năm 2035).
Tương ứng với các mốc thời gian trên, tiềm năng phát triển điện của các nguyên liệu khác là: phụ phẩm nông nghiệp (130 MW và 370 MW), bã mía (470 MW), phụ phẩm lâm nghiệp (140 MW và 1.800 MW), các loại khác (160 MW và 360 MW).
Tổng công suất tiềm năng của tất cả các loại nguyên liệu trên là 1.150 MW (vào năm 2020) và 3.860 MW (vào năm 2035).
Hiện, điện sinh khối hiện có 11 dự án đã vận hành với tổng công suất 342,6 MW
Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo về năng lượng tái tạo, tổ chức sáng nay (12/3 tại Hà Nội), Đại sứ Anh Gareth Ward, cho rằng với tiềm năng của các loai năng lượng tái tạo thì an ninh năng lượng không phải là vấn đề lớn của Việt Nam.
Ông Gareth Ward nhìn nhận nếu như cách đây 5 năm, vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo khá lớn, vượt xa năng lượng than thì bây giờ vốn đầu tư 2 loại này đã gần bằng nhau.
“Trong tương lai, suất đầu tư dự án năng lượng tái tạo sẽ giảm trong khi đó giá thành của điện than sẽ rất khó hoặc không giảm được. Về logic kinh tế thì phải đầu tư vào năng lượng tái tạo”, Đại sứ Anh nói.
Ông Gareth Ward cũng nhấn mạnh rằng với các ưu thế về gió, mặt trời, Việt Nam không cần tới điện hạt nhân. Một khía cạnh khác mà ông Gareth nhắc đến là phát triển điện hạt nhân rất phức tạp và tốn kém.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.