'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo tài chính quý III/2022 của 28 ngân hàng cho thấy, tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 14.000 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Vietcombank vẫn là ngân hàng lãi lớn nhất từ mảng kinh doanh này. Trong quý III, Vietcombank thu được gần 1.600 tỷ đồng lãi thuần từ ngoại hối, tăng 35% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, mảng kinh doanh ngoại hối mang về cho Vietcombank 4.581 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ và chiếm gần 9,3% tổng thu nhập hoạt động.
Đứng thứ 2 là VietinBank. Tính riêng trong quý III, mảng kinh doanh ngoại hối mang về 843 tỷ đồng lãi thuần, đóng góp gần 5% vào tổng thu nhập của ngân hàng này. Lũy kế 9 tháng, lãi thuần từ ngoại hối của VietinBank là 2.440 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ.
BIDV đứng ở vị trí thứ 3 với lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối trong quý III đạt 801 tỷ đồng, chiếm 4,4% tổng thu nhập, tăng 75% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, lãi thuần từ hoạt động ngoại hối đã mang về cho BIDV 2.011 tỷ đồng, tăng 62%.
Sau 3 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh kể trên, MBBank là một trong những ngân hàng có doanh số giao dịch ngoại hối lớn và hoạt động hiệu quả ở mảng kinh doanh này. Trong quý III, MBBank thu về 402 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, tăng 13% so với cùng kỳ. Tổng lãi thuần từ ngoại hối của MBBank từ đầu năm là 1.340 tỷ đồng.
Vị trí tiếp theo là MSB. Trong quý III, MSB thu về 327 tỷ đồng lãi thuần từ mảng kinh doanh này, tăng gần 300% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, MSB đạt 889 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, tăng 46% so với cùng kỳ, chiếm 11% tổng thu nhập.
Sacombank cũng thu được 759 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối trong 9 tháng qua, tăng 45% so với cùng kỳ. Tương tự, HDBank thu về gần 200 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối trong 9 tháng đầu năm, gấp gần 2,3 lần năm trước.
Trong khi đó, trong quý III, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của TPBank đạt 118,5 tỷ đồng, tăng 365,19% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, mảng kinh doanh ngoại hối mang lại cho TPBank khoản lãi 329,7 tỷ đồng, tăng 193%.
Nhiều ngân hàng quy mô tầm trung khác cũng lãi hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong 9 tháng đầu năm như ABBank (639 tỷ đồng, tăng 38%), Eximbank (351 tỷ đồng, tăng 32,5%), SeABank (144 tỷ đồng, tăng 32%),...
Trong khi nhiều ngân hàng báo lãi lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối thì vẫn có nhà băng ghi nhận sụt giảm lợi nhuận, thậm chí báo lỗ vì mảng này.
Trong quý III, lãi thuần mà ACB thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, từ mức 206 tỷ đồng quý III/2021 xuống 96 tỷ đồng quý III/2022.
Ngoài ACB, nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng âm trong quý III. Đơn cử, Techcombank (-70%); Saigonbank (-57%); SHB (-48%); Kienlongbank (-13%)…
Thậm chí, LienVietPostBank, NamABank, BacABank, VPBank, ABBank và VIB còn ghi nhận lỗ thuần từ mảng kinh doanh này.
Nhiều chuyên gia tài chính cho hay, tỷ giá càng tăng thì hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng càng lãi lớn.
Thực tế, trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng nhanh kể từ đầu tháng 4 đến nay, các ngân hàng càng kiếm đậm từ mảng kinh doanh ngoại hối.
Phần lớn lãi thuần trong kinh doanh ngoại hối đến từ hoạt động mua bán ngoại tệ giao ngay, tức nguồn thu nhập đến từ chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Chẳng hạn, với Vietcombank, nghiệp vụ giao ngay mang về cho nhà băng này 85% doanh thu và toàn bộ lãi thuần trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Trong 9 tháng đầu năm, chênh lệch giữa giá mua và bán USD niêm yết tại các ngân hàng nhiều giai đoạn lên đến trên 300 đồng/USD, cao hơn nhiều so với mức hơn 200 đồng/USD năm 2021. Sự nới rộng về chênh lệnh giá mua - bán giúp các ngân hàng có được biên lợi nhuận cao hơn trên mỗi giao dịch. Điều này giúp các ngân hàng thu lãi cao hơn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Ngoài ra, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ còn đến từ hoạt động mua - bán USD giữa các ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Từ tháng 4 đến nay, giá bán USD tại các ngân hàng tăng lên liên tục và thường cao hơn hẳn so với giá bán USD bình ổn của NHNN. Thời điểm giữa tháng 7, mức chênh lệch giữa giá bán USD tại ngân hàng và Sở Giao dịch NHNN lên tới 150-200 đồng/USD. Như vậy, các ngân hàng thương mại chỉ cần mua USD từ NHNN và bán lại cho khách hàng thì đã có lãi cả trăm đồng/USD.
Theo Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), từ đầu năm đến nay, NHNN đã bán cho các ngân hàng khoảng 21 tỷ USD để ổn định thị trường từ nguồn dự trữ ngoại hối, tương đương 19% tổng dự trữ. Việc này giúp các ngân hàng lãi lớn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Còn theo tính toán của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSV), đồng VND hiện mất giá 8,93% so với đồng USD và tỷ giá USD/VND tiếp tục ở mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện tại, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại vẫn duy trì ở mức kịch trần biên độ mới (5%).
Trong nửa đầu quý IV, tỷ giá quy đổi USD/VND vẫn tiếp tục tăng trong khi các đồng ngoại tệ khác tăng giảm trái chiều. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng sẽ còn phân hóa mạnh trong quý cuối năm.
Tuy nhiên, vào cuối năm, nguồn cung ngoại tệ được kỳ vọng sẽ tích cực hơn theo yếu tố mùa vụ nhờ hoạt động xuất - nhập khẩu và kiều hối. Mảng kinh doanh ngoại hối được cho là sẽ tiếp tục mang lại nguồn lợi lớn cho các ngân hàng trong quý cuối năm và cả đầu năm 2023.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.