Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Mới đây, trong buổi hội thảo “Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc” do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã chia sẻ thông tin nói trên.
Theo ông Hòe, từ năm 2013 – 2017, Trung Quốc đã nhập hơn 8 tỷ USD thủy sản các loại, trung bình đạt 3 triệu tấn sản phẩm mỗi năm. Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam. Trong năm 2018, lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 1,5 tỷ USD. Những con số cho thấy, tiềm năng của thị trường Trung Quốc là rất lớn.
“Hiện nay, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc rất ưa chuộng sản phẩm nhập khẩu, nhất là sản phẩm tự nhiên. Những sản phẩm nào đã được thị trường Mỹ, EU chấp nhận thì vào Trung Quốc dễ dàng hơn. Cá tra Việt Nam đã vào thị trường Mỹ nên cơ hội ở thị trường Trung Quốc là rất nhiều”, ông Hòe nói.
Cũng theo ông Hòe, trong các kênh phân phối hàng hóa ở Trung Quốc thì thương mại điện tử là kênh phân phối đang phát triển mạnh. Trong đó, thủy hải sản cũng thuộc nhóm ngành được người tiêu dùng mua online nhiều trên các website.
Vị tổng thư ký Vasep cho biết, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên sàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc Alibaba.
“Người tiêu dùng Trung Quốc cho rằng, khi hàng hóa có trên các trang thương mại điện tử thì doanh nghiệp đã có cam kết về chất lượng. Nên đây có thể là kênh tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này”, ông Hòe tin tưởng.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành thủy sản của Việt Nam cũng lưu ý, Trung Quốc đang siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm và thương mại tiểu ngạch. Đây là cơ hội để sản phẩm Việt Nam nâng cao chất lượng, số lượng xuất khẩu chính ngạch nhằm giữ vững uy tín, hình ảnh trên thị trường. Kim ngạch xuất khẩu có thể hồi phục mạnh với thị trường Trung Quốc khi chất lượng sản phẩm được kiểm soát tốt và tập trung đi đường chính ngạch.
Trước đây, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua biên giới Trung Quốc chủ yếu bằng đường bộ. Hiện nay, một số đơn vị đã chuyển hình thức xuất khẩu bằng đường biển từ các cảng lớn ở Việt Nam.
Đại diện nhiều doanh nghiệp thủy sản chia sẻ, có những thời điểm vận chuyển bằng đường biển nhanh hơn đường bộ, bởi vận chuyển bằng đường này thì những vấn đề yêu cầu về bảo quản tốt hơn.
Mặt khác, xuất khẩu bằng đường biển cũng giải quyết về vấn đề thông lệ, giải quyết nhanh việc thanh toán theo thông lệ quốc tế hơn cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, tỉ lệ xuất khẩu bằng đường biển của ngành thủy sản đã chiếm đến 70%. Đây là một sự thay đổi rất lớn.
“Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng này là do 2 yếu tố. Thứ nhất là chính quyền Trung Quốc đã có những biện pháp thay đổi trong chính sách, nhất là vấn đề về danh sách, danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Thứ hai, Trung Quốc đang thắt chặt các hoạt động gian lận thương mại ở khu vực biên giới để tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp được tiếp cận trực tiếp thay vì phải đi qua lớp trung gian”, ông Trương Đình Hòe nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.