'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hầu hết các dự án khi triển khai có liên quan đất đai đều ít nhiều gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB), riêng với các dự án xây dựng nhà máy điện gió tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), sự thể còn “nan giải” hơn.
Trong quá trình triển khai thi công đường dây 110 kV đấu nối dự án nhà máy điện gió Hướng Tân (xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa), hành lang tuyến đường dây có đi ngang qua “rừng ma” thuộc thôn Trằm.
Chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và một số hộ dân tổ chức 4 lần họp nhằm thống nhất việc đền bù GPMB, nhưng chưa tìm được tiếng nói chung. Như hộ ông L.B.V có 10 ngôi mộ trong hành lang tuyến thì đề nghị cúng phong tục, bồi thường khoảng 200 triệu đồng/ngôi mộ.
Hộ ông H.V.V yêu cầu khi di dời một ngôi mộ trong “rừng ma” phải bồi thường khoảng 300 triệu đồng hoặc phải cúng 1 con trâu bạc, 1 con trâu đen/ngôi mộ... Có 12 hộ gia đình có nhiều ngôi mộ ở “rừng ma” thôn Trằm nằm trong hành lang đường dây 110 kV này.
Éo le hơn, Công ty Cổ phần điện gió Khe Sanh (chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Amaccao 1 Quảng Trị) đến nay mới GPMB đạt 70% trên diện tích đất thu hồi. 30% còn lại còn vướng vì các hộ đòi đền bù giá cao từ 100 - 300 lần đơn giá nhà nước.
Đặc biệt, nhiều diện tích đất đòi đền bù giá cao lại không có giấy tờ pháp lý như sổ đỏ, quyết định giao đất để chứng minh chủ sở hữu đất... Như hộ ông H.V.H (trú TT.Khe Sanh) đòi bồi thường 1,5 tỷ đồng cho 1.800 m2 đất.
Dễ hiểu vì sao tại hội nghị thúc đẩy năng lượng trên địa bàn vừa được UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn điện lực VN (EVN) tổ chức hồi giữa tháng 3, rất nhiều chủ đầu tư điện gió đã phải đứng dậy “trình bày hoàn cảnh”. Với những đòi hỏi bồi thường kiểu như vừa nêu, nhiều nhà đầu tư tỏ ra bất lực.
Thậm chí, trong các ý kiến tại hội nghị, đại diện Công ty Cổ phần năng lượng Gelex Quảng Trị và Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 (chủ đầu tư các dự án điện gió ở địa bàn huyện Hướng Hóa) cho biết nếu để tình trạng này kéo dài, phổ biến thì sẽ vỡ trận vì không thể triển khai xây dựng được.
Không còn lựa chọn nào khác, các chủ đầu tư đành phải cầu cứu chính quyền địa phương. Với sự vụ ở “rừng ma” thôn Trằm, ông Lê Quang Thuận, Phó chủ tịch UBND HHướng Hóa, cho biết đã có văn bản đề nghị chính quyền xã Hướng Tân sử dụng các hội, đoàn huyện hể vào cuộc vận động, tuyên truyền, giải thích với các hộ dân để tạo sự đồng thuận trong GPMB.
“Hiện chúng tôi vừa tích cực vận động dân đồng thuận, nhưng cũng song song làm việc với nhà đầu tư. Nếu cần, có thể kéo dây đi vòng qua rừng ma”, ông Thuận nói.
Trong khi đó, với dự án nhà máy điện gió Amaccao 1 Quảng Trị, ông Thuận cho biết sau khi UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ nhà đầu tư GPMB và thi công dự án, H.Hướng Hóa đang tiếp xúc với các hộ dân liên quan để xác định xem họ có phải là “chính chủ” của các diện tích đất hay không, sau đó mới tính tiếp.
Mổ xẻ nguyên nhân, ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, thẳng thắn chỉ ra ngoài phần lỗi từ các hộ dân còn do chính các chủ đầu tư điện gió đã “tiền hậu bất nhất” trong việc đưa ra giá bồi thường, dẫn đến sự so sánh...
Ông Vân cho rằng đại đa số người dân vẫn hợp tác, nên yêu cầu chủ đầu tư quán triệt giá đền bù. “Nhà đầu tư cũng cần tôn trọng các diện tích đất phong tục của người vùng cao (như rừng ma). Nhưng đối với các trường hợp đòi hỏi quá đáng, chúng tôi sẽ cho cưỡng chế”, ông Vân nói.
Trong khi đó, một chủ đầu tư giấu tên cho rằng nhiều người dân “bắt nạt” được họ là do đã biết các nhà đầu tư đứng trước áp lực phải hoàn thành, phát điện trước ngày 30/10/2021 để được hưởng ưu đãi của Chính phủ.
“Họ nghĩ chúng tôi sẽ phải thỏa hiệp trước áp lực thời gian”, vị này nói. Thậm chí, một số đại diện chủ đầu tư điện gió còn e ngại, sợ “tác dụng ngược” khi những yêu cầu vô lý của chủ đất được nêu lên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ông Hà Sĩ Đồng, Phó chủ tịch UBND thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết hiện UBND tỉnh giao UBND huyện Hướng Hóa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, kiểm tra để hỗ trợ các dự án điện gió thực hiện công tác GPMB.
“Nếu phát hiện những trường hợp chây ì, thậm chí kích động, xúi giục người dân làm bậy, ngăn cản tiến độ dự án một cách vô lý, chính quyền sẽ nhờ đến lực lượng công an vào cuộc”, ông Đồng nói.
Dự án điện lưới quốc gia cũng vướng mặt bằng Dự án Trạm biến áp 220 kV Lao Bảo và đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo (hệ thống lưới điện để hầu hết các dự án điện gió được xây dựng tại huyện Hướng Hóa đấu nối vào khi hoàn thành) cũng lo chậm tiến độ vì vướng mặt bằng. Hồi giữa tháng 3/2021, ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền trung, cho biết hiện dự án trên đang... vướng rừng, trở ngại trong công tác di dời. Cụ thể, có tới 25 vị trí chưa bàn giao mặt bằng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.