Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Một báo cáo mới của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm nghiên cứu AidData thuộc Đại học William & Mary (Mỹ) ước tính rằng 80% danh mục cho vay của Trung Quốc ở nước ngoài là dành cho những quốc gia đang gặp áp lực tài chính và các khoản nợ quá hạn đang tăng vọt.
Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã tập trung nguồn tài chính của mình để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo hơn, bao gồm các dự án trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động cách đây một thập kỷ.
Nguồn tài trợ đó chảy vào đường bộ, sân bay, đường sắt và các nhà máy điện từ Mỹ Latinh đến Đông Nam Á và giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đi vay. Đồng thời, nó đã thu hút nhiều chính phủ đến gần Bắc Kinh hơn và biến Trung Quốc trở thành chủ nợ song phương lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu của AidData phân tích 20.985 dự án ở 165 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã nhận tài trợ và khoản vay trị giá 1,34 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2021. Trong đó, 55% các khoản vay chính thức của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển đã bước vào thời hạn trả nợ
Những khoản nợ này sắp đến hạn trong bối cảnh môi trường tài chính mới đầy thách thức với lãi suất cao, đồng nội tệ gặp khó khăn và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
“Rất nhiều khoản vay trong số này đã được thực hiện trong giai đoạn triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường bắt đầu từ năm 2013 và chúng đi kèm với thời gian ân hạn 5 hoặc 6 hoặc 7 năm… và sau đó các nỗ lực đình chỉ nợ quốc tế trong thời kỳ đại dịch đã bổ sung thêm thời gian ân hạn”, giám đốc điều hành AidData và tác giả báo cáo Brad Parks nói với CNN.
“Bây giờ câu chuyện đang thay đổi… trong khoảng một thập kỷ qua, Trung Quốc là chủ nợ song phương lớn nhất thế giới, và bây giờ chúng ta đang ở điểm mấu chốt mà thực sự Trung Quốc là nước đòi nợ lớn nhất thế giới”, ông Parks nhận định.
AidData cho biết Bắc Kinh chưa bao giờ phải đối phó với hơn 10 quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính với các khoản nợ chưa trả cho đến năm 2008. Tuy nhiên, đến năm 2021, có ít nhất 57 quốc gia có nợ tồn đọng đối với các chủ nợ nhà nước Trung Quốc đang gặp khó khăn về tài chính.
Đây dường như là một yếu tố thay đổi cách Trung Quốc cho vay. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Trung Quốc vẫn chưa chạm đáy. Các nhà nghiên cứu cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục cấp vốn nhiều hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào của Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) cũng như các tổ chức cho vay đa phương.
Theo AidData, các cam kết tài trợ tổng thể từ Trung Quốc cho các nước đang phát triển đã giảm khi bắt đầu đại dịch. Chúng đã giảm từ mức đỉnh gần 150 tỷ USD vào năm 2016 và giảm xuống dưới 100 tỷ USD vào năm 2020 lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Nhưng nguồn tài chính vẫn ở mức hàng chục tỷ, theo dữ liệu gần đây nhất từ AidData, trong đó ghi nhận 79 tỷ USD cam kết cho năm 2021, bao gồm các khoản tài trợ và cho vay, tăng 5 tỷ USD so với năm trước.
Để so sánh, các cam kết tài trợ từ Ngân hàng Thế giới có tổng trị giá khoảng 53 triệu USD vào năm 2021.
Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong tổng số cam kết dành cho người đi vay ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã giảm từ 65% năm 2014 xuống 50% vào năm 2017 và từ 49% năm 2018 xuống 31% vào năm 2021.
Trong năm 2021, 58% khoản cho vay là các khoản cho vay giải cứu khẩn cấp, giúp các quốc gia gặp khó khăn duy trì hoạt động bằng cách củng cố dự trữ ngoại hối và xếp hạng tín dụng hoặc giúp họ thanh toán nợ cho các tổ chức cho vay quốc tế khác.
Xem thêm >> Cận cảnh khói bụi ô nhiễm 'nuốt chửng' thủ đô New Delhi của Ấn Độ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.