Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Vốn điều lệ tăng mạnh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) thực hiện tăng mức vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 đã được đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua.
Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông.
Trước đó, chiều 22/5, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội về bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) giai đoạn 2021-2023.
Theo đề xuất, Agribank được đầu tư bổ sung vốn điều lệ với số tiền 17.100 tỷ đồng, lớn hơn mức vốn của dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công (từ 10.000 tỷ đồng trở lên).
Vốn bổ sung cho ngân hàng này sẽ lấy từ dự toán chi ngân sách trung ương 2023 đã được Quốc hội phê duyệt, 6.753 tỷ đồng. Phần còn lại 10.347 tỷ đồng bố trí từ ngân sách Nhà nước và thực hiện chuyển cấp trong 2024.
Vốn điều lệ của Agribank đạt gần 34.330 tỷ đồng vào cuối năm 2022. Như vậy, nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý, vốn của Agribank sẽ tăng lên khoảng 51.430 tỷ đồng.
BIDV cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 61.557 tỷ trong năm 2023 theo 2 đợt phát hành cổ phiếu. Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự kiến dùng 11.634 tỷ đồng lợi nhuận để lại năm 2022 để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 23% so với vốn điều lệ tại ngày 31/12/2022.
ĐHĐCĐ của VietinBank đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2023. Nếu các kế hoạch tăng vốn thành công, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 48.058 tỷ đồng lên 66.030 tỷ đồng.
Như vậy, các phương án tăng vốn điều lệ nếu được thực hiện thành công, vốn điều lệ của nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước sẽ tăng mạnh trong năm 2023.
Đối với các NHTM cổ phần, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng (gồm: VPBank, HDBank, MB, SeABank, ACB, VIB, TPBank, LienVietPostBank, BacA Bank, VietA Bank, NamA Bank, VietBank, Techcombank, Eximbank, OCB, ABBank, SHB, VietCapital Bank, MSB, NCB và KienLongBank). Việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).
Tại ĐHCĐ năm 2023 vừa qua, các ngân hàng đều đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay với những phương án khác nhau. Riêng MSB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ phiếu thưởng cho người lao động.
Hiện đã có 25 ngân hàng đủ điều kiện tăng vốn điều lệ trong thời gian tới. Tổng vốn điều lệ hiện hơn 590.000 tỷ đồng. Sau khi tăng, tổng vốn điều lệ mới lên đến hơn 743.000 tỷ đồng.
VPBank đang là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất hệ thống (hơn 67.000 tỷ đồng). Ngay cả khi các ngân hàng cùng tăng vốn điều lệ, VPBank cũng sẽ vẫn dẫn đầu với vốn điều lệ mới là hơn 79.000 tỷ đồng.
Ưu tiên đầu tiên nhưng đào đâu ra tiền
Tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các nhà băng trong nhiều năm lại đây, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắc khe hơn của ngành ngân hàng về an toàn hoạt động, tăng cường hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2, đồng thời có thêm nguồn lực tài chính quan trọng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Câu chuyện tăng vốn càng trở nên cấp thiết trong môi trường rủi ro tín dụng và nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Một mặt, "bộ đệm vốn" dày dặn sẽ giúp các ngân hàng giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra; mặt khác cũng bảo đảm hệ số an toàn vốn, nâng cao khả năng tài chính để hiện thực hóa các chiến lược kinh doanh.
Việc gia cố cho "bộ đệm vốn" dày dặn hơn cũng sẽ giúp các ngân hàng ít bị tổn thất khi rủi ro xảy ra. Ðây cũng là bài học được rút ra bởi rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng trên thế giới.
Vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh; đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng được tốt hơn.
Thời gian qua, các NHTM rất tích cực tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính. Nhưng so với các ngân hàng trong khu vực, bộ đệm vốn của ngân hàng Việt vẫn còn mỏng. Trong khi các nước trong khu vực đã thực hiện Basel 3 hoặc một phần Basel 3 thì Việt Nam mới thực hiện Basel 2.
Trong môi trường rủi ro tín dụng và kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực tăng vốn đè nặng lên các ngân hàng ngày một tăng. Điều này đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng trong năm nay và những năm tiếp theo của các ngân hàng.
Cách thức tăng vốn chủ yếu là chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ từ 10-50% và phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ. Song không phải nhà băng nào cũng tăng vốn thành công, có ngân hàng chỉ hoàn thành một phần kế hoạch.
Năm 2022, không có nhiều ngân hàng hoàn thành kế hoạch tăng vốn khi chỉ có 15 trong 27 ngân hàng tăng vốn điều lệ. Ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ có Vietcombank tăng vốn điều lệ thêm 28%. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân bình quân tăng trưởng khoảng 21% (năm 2021 là 25%)
Trong năm 2023, phương án phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến trên thị trường chứng khoán mà thị trường chứng khoán gần đây không mấy thuận lợi. Do đó, thách thức tăng vốn hiện nay với các ngân hàng là không nhỏ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.