Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo ông Hạ, hội đồng thẩm định quốc gia là cơ quan chuyên môn còn chưa đưa ra được con số này thì không Quốc hội không biết căn cứ vào đâu để ra nghị quyết xác định tổng mức đầu tư cho dự án sân bay Long Thành.
“Hội đồng thẩm định nói dự án có tổng mức đầu tư rất lớn, quy mô phức tạp. Hội đồng thẩm định sẽ có ý kiến thẩm định cụ thể sau, khi có kết quả thẩm định, thanh tra cuối cùng của tư vấn thẩm tra thì sẽ đưa ra số lượng kết quả. Vậy, Quốc hội căn cứ vào đâu?”, ông Hạ nói.
Ông Hạ cho biết thời gian để Quốc hội xem xét báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành là rất ít.
“Điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Đầu tư công quy định chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ phải gửi hồ sơ đến các cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội. Nhưng đến tận ngày 7/10/2019, tức là trước kỳ họp thứ 8 tới 14 ngày, trừ đi 4 ngày thứ Bảy, Chủ nhật còn 10 ngày, Chính phủ mới ký ban hành Tờ trình số 450.
“Vậy, Quốc hội đã có đủ thời gian để nghiên cứu toàn bộ hồ sơ của báo cáo nghiên khả thi này không để chúng ta đưa ra những quyết sách quyết định để nghị quyết này trúng”, ông Hạ bày tỏ sự hoài nghi.
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Quang (đoàn Thanh Hóa), báo cáo khả thi dự án sân bay Long Thành không đưa chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 22.400 tỷ và 4.800 tỷ của hai dự án đường kết nối vào trong tính toán.
“Tôi cho rằng đấy là chưa đúng, vì theo nguyên tắc tính báo cáo khả thi, việc tính tỷ suất nội hoàn tài chính bao gồm tất cả các công đoạn, các chi phí. Việc chúng ta tách dự án đền bù, giải phóng mặt bằng là để tạo điều kiện cho quá trình xây dựng. Tách ra không có nghĩa là các chi phí này không đưa vào. Tôi đề nghị Chính phủ giải trình thêm việc tại sao lại không đưa chi phí đền bù giải phóng bằng và 4.800 tỷ đường kết nối vào báo cáo khả thi”, ông Quang nói.
Ông Quang chỉ ra hệ lụy của việc không đưa hết các chi phí mà nhà nước đã bỏ ra vào báo cáo khả thi là nhà nước sẽ bị thiệt hại, do khoản chi đó không được tính là phần vốn của nhà nước tham gia vào dự án. Điều này thể hiện rõ khi nhà nước tiến hành cổ phần hóa hay thoái vốn khỏi doanh nghiệp nhà nước.
Nói thêm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) cho hay: tổng mức đầu tư dự án theo kiến nghị là 111.689,6 tỷ đồng, tương đương 4,7792 tỷ USD. Thời gian thực hiện là 5 năm từ năm 2020 - 2025. Theo đề xuất của Công ty ACV, dự án có bốn hạng mục.
Hạng mục thứ nhất là các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước ACV đầu tư và sau đó các cơ quan nhà nước thuê lại.
Hạng mục thứ hai là các công trình phục vụ quản lý bay, Tổng công ty Quản lý bay, VATM đầu tư.
Hạng mục thứ ba là các công trình thiết yếu của cảng hàng không, ACV đầu tư và khai thác cảng (có nghĩa là vốn ACV và sau đó ACV sẽ khai thác).
Hạng mục thứ tư là các công trình dịch vụ. Hạng mục này lại có 2 hạng mục nhỏ hơn: hạng mục 4a khai thác cảng do ACV hợp tác đầu tư hoặc chuyển quyền đầu tư, các công trình này đã được tính trong mức đầu tư dự án; hạng mục 4b xăng dầu, logicstic... dự kiến xã hội hóa, các công trình này không tính trong mức đầu tư dự án.
“Như vậy, tổng mức đầu tư dự án không phải là 111.689,6 tỷ đồng mà còn phải cộng với mức đầu tư của hạng mục 4b, vì bản thân ACV cũng đã xã hội hóa rồi, vì là công ty cổ phần. Bây giờ phần 4b xã hội hóa lại không đưa vào tổng mức đầu tư, tôi thấy không hợp lý, cho nên tôi đề nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét”, đại biểu Thân nói.
Nói về về hình thức đầu tư, đại biểu Nguyễn Hữu Quang cho biết dự án sân bay Long Thành chia làm 4 hạng mục và mỗi hạng mục là một pháp nhân.
Ông Quang cho rằng Chính phủ cần phải cân nhắc hơn về điều này. Theo ông, phương án tốt hơn là toàn bộ dự án chỉ có một pháp nhân.
Có ba lý do được ông Quang nêu ra để khẳng định việc tách làm 4 pháp nhân là chưa hợp lý.
Thứ nhất, một dự án có một pháp nhân mà chia làm nhiều gói thầu sẽ khó khăn trong việc phối hợp ở giai đoạn xây dựng.
Hai là các sân bay quốc tế dù có quy mô lớn hay nhỏ đều có các chức năng, công năng yêu cầu quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng như nhau, không có cơ sở để nói dự án có quy mô lớn như sân bay Long Thành nên chia ra nhiều pháp nhân.
“Thực tế gần đây như các đại biểu đã nêu sân bay Vân Đồn chỉ có một chủ đầu tư, một pháp nhân được triển khai rất nhanh”.
Ba là việc phân chia làm 4 pháp nhân là “chưa công bằng trong đầu tư và hưởng lợi”.
“Dự án hạng mục thứ tư là xã hội hóa. Đây là dự án có chi phí đầu tư thấp và khả năng sinh lời cao thì xã hội hóa, trong khi 3 dự án còn lại hai doanh nghiệp nhà nước phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn, nhưng khả năng sinh lời thấp. Đây là một vấn đề bất hợp lý giữa tham gia đầu tư và hưởng lợi”, ông Quang nêu quan điểm.
Ông Quang đề nghị Chính phủ cần cân nhắc mô hình đầu tư, theo đó chỉ thành lập một pháp nhân duy nhất là Tổng công ty Cảng hàng không và Tổng công ty bay nắm cổ phần chi phối.
Các nhà đầu tư khác nếu quan tâm và có năng lực, có năng lực về tài chính, năng lực chuyên môn có thể tham gia một tỷ lệ nhất định. Các nhà đầu tư sẽ chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu.
“Mô hình này các nước xung quanh và các nước trên thế giới đã áp dụng, ví dụ như Singapore có 100% vốn nhà nước, sân bay Suvarnabhumi của Thái Lan nhà nước nắm 71%, sân bay Charles de Gaulle nhà nước là 51%, sân bay Kuala Lumpur của Malaysia từ 33%. Tôi muốn nói chúng ta chỉ nên thành lập một pháp nhân duy nhất”, ông Quang nêu ý tưởng.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Thân, tính tới tháng 8/2019, dự án sân bay Long Thành mới chỉ giải ngân được 1,07%, tức là chỉ giải ngân được 123 tỷ đồng với mức vốn được giao. Dự kiến giải ngân cả năm 2019 chỉ đạt 15,75%.
“Như vậy, chỉ còn trên 1 năm, tức là hết năm 2020, làm sao có thể giải tỏa được 80%, tức là 1.160 hecta? Tôi nghĩ việc giải tỏa này là vô cùng khó khăn, nó phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề chứ không thể bằng ý chí được. Bây giờ giá lên rất cao, nếu với tư duy như thế mà chúng ta đưa ra tiến độ năm 2020-2025 toàn bộ đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1 thành công tôi nghĩ điều này rất khó thực hiện”, ông Thân lo lắng.
Giải thích về việc chậm giải ngân trên, đại biểu Bùi Xuân Thống (đoàn Đồng Nai) cho biết căn cứ Nghị quyết số 38 của Quốc hội ngày 19/6/2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã có Tờ trình 7648 đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trong đó phân kỳ nhu cầu vốn cho 4 năm.
Trong năm đầu tiên, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ tập trung giải ngân chủ yếu khoảng 1.500 tỷ để chi trả cho đất của Tập đoàn Công ty cao su Việt Nam và các chi phí lập hồ sơ, thủ tục tái định cư.
“Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1487 ngày 6/11/2018 nên năm đầu tiên triển khai thực hiện dự án là năm 2019. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ cuối năm 2018 đợt 3 tại Quyết định số 1813 ngày 6/12/2018 số vốn là 4.500 tỷ. Như vậy số vốn này trong năm 2018 sẽ không thể triển khai được gì do các hồ sơ, thủ tục chưa hoàn thành.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2019 tại Quyết định số 2118 ngày 31/12/2018 với số vốn là 6.990 tỷ đồng. Tổng số vốn bố trí cho Đồng Nai trong năm đầu tiên triển khai thực hiện dự án là 11.490 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với phân kỳ vốn mà tỉnh Đồng Nai đã báo cáo.
“Như vậy đến nay việc thực hiện nhiệm vụ dự kiến đến năm 2019 giải ngân chỉ đạt khoảng 1.891,6 tỷ đồng. Như vậy, từ việc bố trí vốn không hợp lý dẫn đến việc giải ngân chậm”, ông Thống nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.