Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến ngày 14/9/2018, tại TP. Hồ Chí Minh đang tồn đọng 5.976 container, chỉ riêng cảng Cát Lái đang phải chứa 4.452 container. Xếp sau là là các bến cảng khu vực Hải Phòng (2.226 container), Vũng Tàu (674 container)…
Các container phế liệu này chủ yếu là nhựa, giấy và một số loại phế liệu sắt, nhôm do các hãng tàu nước ngoài như: Cosco, EMC, Wanhai, OCL, MSK, Huyndai... vận chuyển. Sau đó, các hãng này đã bỏ của chạy lấy người, để lại các đống rác thải không được xử lý, nằm “dãi nắng dầm sương” trong nhiều năm qua.
Đáng chú ý, tại Hải Phòng, đã từng có những container mục nát gây ô nhiễm nghiêm trọng, được dư luận phản ánh tới Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong thời gian qua.
Chủ các cảng cũng đã phát đi nhiều văn bản tới các chủ hàng nhưng vẫn không thể liên lạc được. Vì thế, nhiều container không thể xử lý, biến cảng biển thành bãi rác thải thế giới.
Ông Nguyễn Năng Toàn, Giám đốc Trung tâm logistics, Tổng công ty Tân cảng cho biết: “Ở nước ngoài, chi phí để xử lý một container hàng phế liệu gây ảnh hưởng đến môi trường rất lớn, gấp 10 lần chi phí mua một container và thuê chở về Việt Nam. Vì vậy nhiều nước đã tìm mọi cách để tranh thủ 'đổ rác' về Việt Nam”.
“Thật đáng lo ngại khi các cảng biển của chúng ta vô tình đang thành một bãi rác lớn mà các Bộ, ngành chưa có giải pháp xử lý”, ông Toàn nói.
Theo ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cho biết trong thời gian gần đây, chính sách thương mại cùa các cường quốc kinh tế thế giới có nhiều thay đổi với diễn biển phức tạp khó dự đoán.
Đơn cử như việc Trung Quốc thông báo ngưng nhập khẩu 24 mặt hàng phế liệu có thể tái chế từ ngày 1/1/2018 nên nhiều nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Úc... đã tìm đường đưa phế liệu vào các nước châu Á khác, trong đó có các cảng biển Việt Nam.
Ông Bùi Thiên Thu cũng cho hay “những bất cập trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu của các bộ ngành đang tạo kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để nhập phế liệu không đáp ứng quy chuẩn, quy định, khi bị phát hiện thì bỏ lại các cảng biển”.
“Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn dùng giấy xác nhận của các doanh nghiệp khác, đăng ký địa chỉ kinh doanh không đúng thực tế, giả mạo hồ sơ, giấy tờ... gây khó khăn trong việc xác định chủ sở hữu các lô hàng. Không tìm được ai để xử lý, nhiều cảng biển đang trong tình trạng dở khóc dở cười khi muốn xuất đi thì không nước nào nhập, xử lý lại vô cùng tốn kém”, ông Thu nói.
Thẳng thắn chỉ ra những bất cập, lãnh đạo cục Hàng hải Việt Nam cho biết: "Hiện chúng ta cũng chưa có quy định pháp lý đầy đủ để ràng buộc trách nhiệm và chế tài xử phạt đối với chủ tàu trong vận chuyển phế liệu nhập khẩu.
"Thậm chí việc định nghĩa về phế thải và phế liệu vẫn đang được quy định tương đối giống nhau. Giấy phép nhập khẩu lại do nhiều cấp của Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện nhưng chưa liên thông, chưa công khai trên mạng dẫn đến khó khăn cho các đơn vị thực thi, kiểm tra giấy phép".
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi trường Lê Công Thành thừa nhận hiện Bộ đang đưa ra hai hướng xử lý.
Thứ nhất là những lô hàng phế liệu do 116 tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu, sản xuất, chiếm 42%, cơ quan hải quan yêu cầu khẩn trương làm thủ tục thông quan theo quy định. Trường hợp các lô hàng phế liệu không đáp ứng yêu cầu bảo đảm môi trường sẽ bị buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ, chi phí xử lý do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chi trả.
Thứ hai là lô hàng phế liệu do 158 tổ chức, cá nhân nhập khẩu không có giấy xác nhận, chiếm 58%, cơ quan hải quan tiếp tục xác minh và xử lý như các tổ chức buôn lậu phế liệu.
Đối với các lô hàng phế liệu nhập khẩu vô chủ thì tiếp tục xác minh, nếu đủ điều kiện xử lý như chất thải nguy hại hoặc tái chế. Quá trình này phải thực hiện theo các quy định của Chính phủ, trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản và thời hạn sau năm tháng thì xử lý theo quy trình này.
Về phía Bộ Giao thông vận tải, Bộ cần phải chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu, bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến quy định về trách nhiệm vận chuyển hàng hóa vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và chế tài xử phạt đối với chủ tàu, hãng tàu khi không thực hiện vận chuyển hàng hóa ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Bộ Tài chính cần nhanh chóng chỉ đạo cơ quan hải quan địa phương quan khẩn trương thông quan các lô hàng phế liệu nhập khẩu đă có Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ tại văn bản số 281/TB-VPCP; văn bản số 322/TB-VPCP và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách về quản lý và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Nếu còn quản lý lỏng lẻo như hiện nay, các cảng biển Việt Nam tương lai sẽ gánh thêm những đơn hàng rác thải đổ về, vừa ô nhiễm, giảm hiệu quả khai thác cảng và bất đắc dĩ trở thành bãi rác của thế giới.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.