Cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt

Nguyên Đức - 23/08/2020 14:29 (GMT+7)

Tin đồn về việc Samsung có thể chuyển một phần sản xuất smartphone sang Ấn Độ dù đã được khẳng định là “không đúng sự thật”, song cũng cho thấy, cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng khốc liệt.

VNF
Samsung khẳng định Việt Nam vẫn là cứ điểm sản xuất toàn cầu của Tập đoàn. Ảnh: Samsung

Không có chuyện Samsung chuyển sản xuất sang Ấn Độ

Tin đồn bắt đầu xuất hiện trong những ngày gần đây, khi Tờ The Economic Times đưa tin rằng, Samsung có thể chuyển một phần hoạt động sản xuất smartphone từ Việt Nam và các nước khác sang Ấn Độ.

Dễ hiểu vì sao có tin đồn này. Chính phủ Ấn Độ mới đây đã công bố một chương trình ưu đãi sản xuất đặc biệt, với tổng ngân khoản khoảng 5,5 tỷ USD trong vòng 5 năm cho 5 công ty sản xuất smartphone, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Tính bình quân, mỗi công ty sẽ nhận được khoản hỗ trợ khoảng 220 triệu USD/năm, vài chục USD với mỗi sản phẩm smartphone có giá trên 200 USD. Nhờ vậy, sản phẩm sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn, còn doanh nghiệp thì kinh doanh hiệu quả hơn.

Bởi thế, không chỉ Samsung, mà đã có tới 22 công ty đệ trình lên Chính phủ Ấn Độ đơn đăng ký nhận hỗ trợ. Với một chính sách tốt như vậy, việc Samsung hoặc bất cứ doanh nghiệp nào có ý định chuyển sản xuất smartphone sang Ấn Độ là hoàn toàn dễ hiểu, nếu chỉ nhìn trên góc độ lợi ích kinh tế.

Cũng hoàn toàn dễ hiểu khi thông tin Samsung dự định dịch chuyển một phần sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Samsung, sau hơn 10 năm đầu tư lớn vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư cho đến nay là trên 17,3 tỷ USD, đã có đóng góp rất to lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam.

Chỉ đơn cử trên góc độ thương mại, năm 2019, với 59 tỷ USD, Samsung đã đóng góp trên 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những đóng góp của Samsung lớn đến nỗi, đã có nhiều ý kiến rằng, khi Samsung “hắt hơi”, thì kinh tế Việt Nam sẽ bị “sổ mũi”. Vì thế, nếu thực sự Samsung chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Việt Nam sang Ấn Độ, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy nhiên, ngay sau khi “tin đồn” được đưa ra, phía Samsung Việt Nam đã khẳng định, thông tin về việc Samsung có thể chuyển một phần sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ là  “không đúng sự thật”. Theo Samsung, các nhà máy sản xuất smartphone của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên vẫn đang hoạt động bình thường, mà không có liên quan gì đến sự điều chỉnh sản lượng sản xuất của nhà máy tại Ấn Độ.

“Samsung Việt Nam vẫn luôn giữ vững vai trò quan trọng là cứ điểm sản xuất toàn cầu của Tập đoàn”, phía Samsung một lần nữa nhấn mạnh như vậy.

Thế “giằng co” mới trong cạnh tranh thu hút đầu tư

Một nghiên cứu vừa được Ngân hàng Bank of America công bố cách đây ít ngày cho biết, có khoảng 67% công ty tham gia cuộc khảo sát cho rằng, việc các công ty đưa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về quê hương hoặc đến các thị trường khác sẽ là thay đổi lớn nhất trong thời kỳ hậu Covid-19.

"Trong thế “giằng co” mới, nếu Việt Nam muốn thu hút các “đại bàng”, hay thậm chí chỉ là “chim sẻ”, thì không thể chỉ ngồi chờ, mà phải nhanh chóng có hành động và chính sách phù hợp."


Điều này đã được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, nhất là khi nhiều nền kinh tế lớn trên toàn cầu nhận ra rằng, đã đến lúc không thể phụ thuộc mãi vào một thị trường, mà cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Vì vậy, thế “giằng co” mới trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài, trong thúc đẩy và tận dụng cơ hội sự dịch chuyển đầu tư hậu Covid-19 bắt đầu.

Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… đã lần lượt có các chính sách để kêu gọi các doanh nghiệp “trở về nhà”, hoặc ít ra là dịch chuyển sang nước khác. Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… cũng ngay lập tức công bố một loạt chính sách thu hút đầu tư mới, mà việc hỗ trợ bằng tài chính cho các nhà sản xuất smartphone của Ấn Độ là một ví dụ điển hình.

Cuộc đua tranh càng căng thẳng và quyết liệt hơn khi Trung Quốc đang tìm mọi cách để giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi công bố Luật Đầu tư nước ngoài vào năm ngoái, mới đây, đầu tháng 8/2020, Trung Quốc đã chính thức công bố sẽ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới 10 năm cho các doanh nghiệp điện tử, nhất là các công ty sản xuất chip.

Trên thực tế, Trung Quốc vẫn luôn là một thị trường tiềm năng. Tờ Bloomberg đã từng nhận định, sẽ không có quốc gia nào có thể thay thế Trung Quốc trong vai trò công xưởng thế giới. Thay vào đó, có thể chỉ là những Trung Quốc “mini”. Lại thêm “món mồi ngon” mới mà Trung Quốc vừa tung ra, chưa chắc các công ty công nghệ sẵn sàng rời bỏ thị trường này.

Trong thế “giằng co” ấy, nếu Việt Nam muốn thu hút các “đại bàng”, hay thậm chí chỉ là “chim sẻ”, thì không thể chỉ ngồi chờ, mà phải nhanh chóng có hành động và có chính sách phù hợp. Ở thời điểm hiện nay, sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu có thể là những điểm yếu chí mạng khiến Việt Nam không dễ trở thành “công xưởng thế giới” như kỳ vọng. Thậm chí, nếu thiếu chính sách tốt, thì việc giữ chân các nhà đầu tư hiện hữu cũng là một thách thức không nhỏ.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024, tạo đà cho các công ty tài chính bứt phá. Nhiều công ty tài chính như FE Credit, Mcredit hay EVNFinance cũng đã mạnh dạn đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Công ty cổ phần Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận mới công bố tình hình tài chính năm 2023. Lợi nhuận âm liên tiếp 3 năm, lãi trái phiếu kỳ 5 thanh toán chậm do chưa có nguồn.

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) báo lãi sau thuế tới 150 tỷ đồng trong quý I/2024, bằng 50% kế hoạch năm.

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn EverLand (HoSE: EVG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu thuần trong khi lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Minh An bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.