Châu Âu 'câu giờ' bằng than đá

Quỳnh Anh - 31/07/2022 13:36 (GMT+7)

(VNF) - Bất chấp những mục tiêu về năng lượng xanh, Đức và một số nước láng giềng châu Âu đang khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than để tiết kiệm khí đốt. Đây là một động thái tạm thời nhưng cần thiết khi toàn khu vực đang trải qua giai đoạn thời tiết khắc nghiệt chưa từng có trong bối cảnh Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt.

VNF
Châu Âu miễn cưỡng quay trở lại dùng than đá sau khi Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt.

Cận kề khủng hoảng năng lượng

Từ giữa tháng 6, Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom thông báo sẽ cắt giảm 60% lượng khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) qua biển Baltic tới châu Âu, khiến lượng khí đốt giảm từ 167 triệu m3/ngày xuống chỉ còn 67 triệu m3/ngày. Phía Nga lý giải việc cắt giảm nguồn cung này là do lệnh trừng phạt của Canada với Moscow khiến một số tuabin khí đang được bảo dưỡng tại Canada không được hoàn trả đúng lịch trình để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, Đức và nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) tin rằng đây chỉ là “chiêu trò” của Nga nhằm tạo áp lực lên châu Âu.

Thêm vào đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc đã bị ngắt hoạt động trong vòng 10 ngày, từ 11-21/7, để phục vụ công tác bảo trì hàng năm. Mặc dù sau đó nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống này đã được khôi phục đúng lịch nhưng nhà điều hành đường ống cho biết cần một thời gian nữa đường ống dẫn khí này mới có thể hoạt động hết công suất.

Ông Fatih Birol, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho biết quyết định cắt giảm nguồn cung khí đốt cho các nước châu Âu của Nga có thể là dấu hiệu báo trước cho việc nguồn cung sẽ còn giảm sâu hơn nữa khi Moscow đang nỗ lực tìm cách đạt được “đòn bẩy” trong chiến sự với Ukraine. Ông Birol cảnh báo châu Âu nên chuẩn bị kịch bản đối phó cho một mùa đông không có khí đốt Nga ngay từ bây giờ.

Các chuyên gia năng lượng cũng dự báo tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu Moscow đột ngột cắt nguồn cung trước khi các kho lưu trữ khí đốt của châu Âu vẫn chưa được lấp đầy trên 90%, khiến người dân châu lục này phải trải qua một mùa đông lạnh giá.

Bên cạnh những tác động khôn lường với đời sống, các quốc gia thành viên còn phải đối mặt với áp lực kinh tế ngày càng gia tăng do thiếu hụt năng lượng với giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu tăng hơn 50% trong thời gian qua. Thêm vào đó, kể từ giữa tháng 7, châu lục này phải trải qua những đợt nắng nóng chưa từng có, thúc đẩy nhu cầu sử dụng năng lượng để làm mát của người dân.

Các nhà chức trách Pháp đã phát cảnh báo về “ngày tận thế nhiệt” trong bối cảnh cháy rừng lan rộng khiến hơn 15.000 người phải sơ tán. Tại Anh, đường băng sân bay tan chảy và đường ray thép bị vênh do nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong do nắng nóng. Tất cả điều này cho thấy châu Âu đang trải qua những ngày tháng cận kề khủng hoảng năng lượng trước tác động kép từ việc Nga cắt giảm nguồn cung và ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.

Thoả thuận Xanh vẫn là “nước xa”, than đá mới cứu được “lửa gần”

Để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, các nước châu Âu như Áo và Đức đã quyết định tạm thời hoãn “Thỏa thuận Xanh” và mở cửa trở lại một số nhà máy nhiệt điện than đã đóng cửa.

Bộ Kinh tế Đức, đại diện nền kinh tế lớn nhất EU, cho biết nước này đã phải đưa ra “quyết định cay đắng” là huy động các nhà máy nhiệt điện than để đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân trong mùa đông sắp tới. Kế hoạch này trái ngược với chính sách khí hậu của Đức vì quốc gia này đặt mục tiêu loại bỏ dần than đá vào năm 2038.

Áo cũng tìm tới phương án vận hành trở lại nhà máy nhiệt điện than Mellach, cơ sở sản xuất điện từ than đá cuối cùng của nước này. Các nước EU khác, bao gồm Italy, dự kiến sẽ tiếp bước Đức trong việc khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than.

Đây là một quyết định khó thực hiện vì việc sử dụng ngày càng nhiều than, loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường hàng đầu, rõ ràng là đi ngược lại các nguyên tắc “Thỏa thuận Xanh” của EU. Một loạt các chính sách mới do EU đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu biến đổi khí hậu là giảm 55% phát thải từ mức năm 1990 vào năm 2030, cũng như mục tiêu dài hạn là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Mặc dù những động thái này là một đòn giáng rõ ràng cho quá trình chuyển đổi xanh, việc mở cửa trở lại các nhà máy nhiệt điện than đã thực sự có tác động lên giá nhiên liệu tại châu Âu, khi giá dầu thô Tây Texas, dầu thô Brent và khí đốt tự nhiên vào đầu tháng 7 đều đã giảm. Nhưng vấn đề chính là không ai có thể đoán trước được khi nào chiến sự tại Ukraine kết thúc và châu Âu sẽ xử lý các chính sách năng lượng của mình như thế nào hậu xung đột Nga-Ukraine. Vì vậy, không ai chắc chắn về những biện pháp “tạm thời” này sẽ tồn tại trong bao lâu.

Không từ bỏ năng lượng xanh

Các chuyên gia cho rằng việc chuyển sang dùng than đá tạm thời có thể không phải là dấu chấm hết cho các kế hoạch khí hậu mạnh mẽ của Đức. Đất nước này dự kiến loại bỏ than đá vào năm 2038, một mục tiêu vẫn đang được thực hiện. Các chuyên gia cho rằng chính phủ liên minh của nước này, trong đó có đảng Xanh, đang cố “câu giờ” với than để có thể đưa ra giải pháp lâu dài bền vững hơn.

Johan Lilliestam, giáo sư về chính sách năng lượng tại Đại học Potsdam, cho biết gần một nửa lượng điện của Đức được sản xuất từ các nguồn tái tạo, bao gồm gió, năng lượng mặt trời, sinh khối và thủy điện. Do đó, việc khởi động lại các nhà máy nhiệt than chỉ là tạm thời và không phải “thảm hoạ’, vì quyết định loại bỏ than khỏi hệ thống năng lượng Đức vẫn được thực hiện.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng lên tiếng cảnh báo các nước thành viên EU không nên lùi bước trong nỗ lực cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong dài hạn chỉ vì Moscow giảm nguồn cung khí đốt và nên tập trung đầu tư vào năng lượng tái tạo. Theo bà, đầu tư ồ ạt vào năng lượng tái tạo là cách duy nhất để châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng và là cách tốt nhất để đạt được năng lượng xanh và giá rẻ với rủi ro thấp.

Cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine cùng những hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây đã làm tăng thêm tính cấp thiết cho kế hoạch chuyển sang năng lượng tái tạo của EU. Theo kế hoạch “REPowerEU”, khối này có mục tiêu cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đa dạng hóa các nguồn khí đốt và mở rộng công suất gió và năng lượng mặt trời.

Bà Von der Leyen cho biết bản thân kỳ vọng vào chuyến công tác tới Đông Địa Trung Hải, nơi EU hy vọng sẽ tìm được nguồn cung cấp khí đốt hoá lỏng (LNG) từ các vùng biển của Israel, Síp và Ai Cập. Bà cũng cho biết các nhà sản xuất LNG như Na Uy và Azerbaijan đang thúc đẩy sản lượng để cung cấp cho EU các lựa chọn thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

REPowerEU sẽ tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và hợp lý hóa các quy định về quy hoạch để các dự án, bao gồm cả các trang trại gió, có thể được xây dựng nhanh chóng hơn sau khi nhận được “cú hích” cắt giảm nguồn cung từ Moscow.

“Giờ đây, chúng tôi biết rằng năng lượng tái tạo không chỉ tốt cho khí hậu mà còn tốt cho an ninh năng lượng và sự độc lập của chúng tôi”, trích lời Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

Chứng khoán Thiên Việt bất ngờ công bố thay đổi kết quả kiểm phiếu

(VNF) - Công ty cổ phần chứng khoán Thiên Việt (TVS) mới công bố thông tin về việc đính chính kết quả kiểm phiếu tại Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 số 2404/2024/BB-ĐHĐCĐ ngày 24/4/2024.

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

‘Trắng’ doanh thu BĐS, PHC lãi chưa nổi 1 tỷ trong quý I

(VNF) - Kết thúc quý I/2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (HoSE: PHC) chỉ ghi nhận 0,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 58% so với cùng kỳ.

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý bị khởi tố từ đầu năm 2024 đến nay

Từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý gồm cựu Bộ trưởng, Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, cựu phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, cựu Chủ tịch UBND tỉnh...

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

Phải trả 2.883 tỷ đồng vụ Trương Mỹ Lan, nhà Cường ‘Đô La’ lãi 1 tỷ đồng

(VNF) - Theo giải trình của công ty, việc doanh thu sụt giảm mạnh so với cùng kỳ là do thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý dự án còn chồng chéo.

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp

(VNF) - Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

Điều tra vụ Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt

(VNF) - Tòa án nhân dân TP. HCM vừa kiến nghị tiếp tục điều tra việc Trương Mỹ Lan chi 147 triệu USD mua cổ phần khu đô thị Sing Việt.

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Tỉnh có lượng mưa ít nhất Việt Nam, 'nắng như Rang, gió như Phan' sẽ lột xác thế nào trong tương lai?

Theo quy hoạch đến năm 2050, tỉnh Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng.

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Mặt hàng giúp Việt Nam thu 300 triệu USD trong quý 1, mỗi năm sản xuất ra 100 triệu tấn

Hiện nước ta có quy mô sản lượng hơn 100 triệu tấn/năm, lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

Fecon ‘gặt’ 611 tỷ đồng doanh thu trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) đã kết thúc quý I/2024 với doanh thu thuần 611 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

VN-Index giảm sâu rồi tăng sốc: Lỡ sóng nên làm gì?

(VNF) - Với việc thị trường đã tăng quá nhanh trong những phiên gần đây, không nên kỳ vọng rằng đà đi lên của thị trường sẽ tiếp tục mạnh bạo như vậy, mà sẽ đan xen các phiên điều chỉnh và đi lên.

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

Hà Nội thu hút 1,1 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố thu hút 1.132 triệu USD vốn FDI, trong đó đăng ký cấp mới 73 dự án với số vốn đạt 1.008 triệu USD.