'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu từ Báo cáo thị trường quảng cáo trực tuyến tổng kết năm 2019 do Adsota vừa phát hành, chi tiêu cho quảng cáo đa phương tiện (media) của thị trường Việt Nam có những bước tăng trưởng ổn định theo từng năm.
Cụ thể, mức chi của các thương hiệu Việt Nam cho quảng cáo đa phương tiện ước tính đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2018 và tăng lên 1,26 tỷ USD trong năm 2019 vừa qua. Đà tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm sắp tới khi tổng chi cho quảng cáo media dự kiến sẽ lên đến 1,43 tỷ USD trong năm 2022.
Số liệu từ báo cáo này cũng chỉ ra rằng dù ngành quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam phát triển mạnh và đạt được những bước tiến vượt bậc trong những năm trở lại đây, bức tranh thị trường tiếp thị tại Việt Nam chủ yếu vẫn được “phủ bóng” bởi các kênh quảng cáo truyền thống như TVC (quảng cáo trên truyền hình) hay OOH (quảng cáo ngoài trời).
Trong năm 2019, các nhà quảng cáo chi khoảng 284 triệu USD quảng cáo trực tuyến và chỉ chiếm 20,6% tổng chi tiêu cho quảng cáo đa phương tiện trên tất cả các kênh.
Đây là con số tỷ lệ trung bình so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan (22%), Singapore (27,2%), Philippines (21%), Malaysia (22.5%) nhưng vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Điều này có thể được lý giải là do quảng cáo trên các kênh truyền thống có chi phí cao hơn khá nhiều so với trên digital. Tuy nhiên digital marketing (tạm dịch là Tiếp thị số) được đánh giá là vẫn sẽ đóng góp vai trò ngày một quan trọng trong chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp Việt.
Đóng góp chủ yếu cho quảng cáo trực tuyến trong một năm qua đến từ sự chi tiêu “mạnh tay” của các doanh nghiệp bán lẻ/thương mại điện tử cũng như các nhãn hàng FMCG (Tiêu dùng nhanh).
Cũng theo số liệu từ báo cáo, ngành Bán lẻ/Thương mại điện tử có mức chi lên đến 23,9% tổng chi cho tiếp thị trực tuyến của toàn thị trường. Xếp ngay sau đó là ngành hàng Tiêu dùng nhanh vớ 12.9%. Các nhóm ngành cũng có mức chi lớn là Ô tô, Dịch vụ Tài chính, Du lịch và Viễn thông.
Những số liệu trên đã cho thấy nguồn lực và sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn đến các nền tảng trực tuyến trong thời gian gần đây.
Việc các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Bán lẻ/Thương mại điện tử dẫn đầu về chi tiêu trên toàn thị trường có mối liên quan trực tiếp tới cuộc chiến “đốt tiền” của các doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo hay Tiki cho các kênh quảng cáo trong thời gian vừa qua.
Không chỉ vậy, các nhãn hàng thuộc ngành Tiêu dùng nhanh (FMCG), vốn từ trước đến nay luôn luôn ưa chuộng các kênh quảng cáo truyền thống, giờ đây cũng dần dành nhiều ngân sách của mình cho các kênh trực tuyến.
Xem thêm >> Sếp Yeah1 bán xong hơn 6 triệu cổ phiếu YEG, thu về gần 300 tỷ đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.