Chia lại thị phần xăng dầu: Giảm tỷ lệ nhà nước, tư nhân tham gia nhiều hơn
(VNF) -Các chuyên gia cho rằng chúng ta đã có thị trường xăng dầu, nhưng để thị trường này có thêm tính minh bạch, thông thoáng thì giá xăng dầu cần được niêm yết trên một sàn giao dịch, để mọi người biết được giá biến động như thế nào.
Thị trường xăng dầu sẽ minh bạch, thông thoáng
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thành lập được sàn giao dịch xăng dầu là điều rất tốt và cần thiết để tạo công khai, minh bạch và tạo cơ hội đầu tư, quản lý rủi ro trên sàn, thúc đẩy cạnh tranh, giảm giá thành và có lợi cho người tiêu dùng.
Hiện, thị phần xăng dầu Nhà nước chiếm 88%, khi có sàn giao dịch thì thị phần sẽ được chia lại và tư nhân tham gia nhiều hơn, mức độ cạnh tranh cao hơn.
Tuy vậy, vị chuyên gia cho rằng thách thức đặt ra là chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Bên cạnh đó cần công tác quản lý, giám sát chặt chẽ và sẽ gặp rủi ro về thị trường, biến động giá cả do phụ thuộc vào thị trường thế giới.
"Để xây dựng được sàn giao dịch xăng dầu, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mô hình, phương thức hoạt động kinh doanh cũng như phương thức vận hành. Đặc biệt với xăng dầu vì mặt hàng này có những đặc điểm riêng rất nhạy cảm", ông lưu ý.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu rất đồng tình với đề xuất thành lập sàn giao dịch xăng dầu tại Việt Nam
"Chúng ta đã có thị trường xăng dầu, nhưng để thị trường này có thêm tính minh bạch, thông thoáng thì giá xăng dầu cần được niêm yết trên một sàn giao dịch, để mọi người biết được giá biến động như thế nào. Thông tin về giá cả, những ai tham gia ở trên thị trường là những thông tin hết sức quan trọng", ông Hiếu nói.
Ông Hiếu phân tích việc minh bạch thông tin giá cả, thứ nhất là để các thành viên trong thị trường có những thông tin chính xác về tình hình thị trường tại bất cứ thời điểm nào.
Thứ hai là có thể giúp cho các thành phần kinh tế, ngay cả cơ quan quản lý nhà nước có những dự báo chính xác, nếu các thông tin hiện tại của thị trường được đăng tải trên các sàn giao dịch.
Thứ ba, chắc chắn một sàn giao dịch có tất cả các thành viên tham dự, cùng với thông tin giá cả, lượng mua bán diễn ra thế nào, sẽ làm cho thị trường hết sức minh bạch và trong sáng.
Thị trường sẽ cạnh tranh hơn
Từ góc độ thương nhân phân phối, ông Hoàng Trung Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ (APP), cho biết dự thảo lần 3 về Nghị định kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương soạn thảo mới đây quy định chỉ có thương nhân đầu mối được mua xăng dầu từ 2 nhà máy lọc hóa dầu là Nghi Sơn và Dung Quất.
Các thương nhân phân phối chỉ được mua lại xăng dầu từ các thương nhân đầu mối và không được mua bán với nhau. Điều này theo ông là vi phạm Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... về quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ, công nhận.
Nếu có sàn xăng dầu, các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối có thể tự do mua nguồn hàng do 2 nhà máy lọc hóa dầu hay các nguồn xăng dầu nhập khẩu chào bán trên sàn, giá cả sẽ rất cạnh tranh tiệm cận giá thế giới ở các vùng lãnh thổ khác nhau như giá vùng Trung Đông; thị trường Mumbai - Ấn Độ hay Trung Á - Kazakhstan... Các doanh nghiệp cũng được tự do mua - bán miễn là có giấy phép kinh doanh.
"Điều này sẽ tạo ra sự minh bạch giá đầu vào, không còn phụ thuộc giá Platt Singapore vốn cao hơn 8%-10% so với các vùng giá nêu trên. Như vậy, tổng thể nhà nước có lợi khi quản lý được nguồn thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường chi tiết, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi mua xăng dầu từ nguồn hàng giá thấp...", ông Dũng phân tích.
Trong khi đó, một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam nêu, thực tế hiện nay 2 nhà máy lọc dầu (Dung Quất và Nghi Sơn) cung ứng tới 80% nhiên liệu cho các doanh nghiệp, số còn lại đến từ nguồn nhập khẩu. Thông thường doanh nghiệp ký hợp đồng mua hàng với 2 nhà máy lọc dầu trong nước kỳ hạn 6 tháng/lần. Hết 6 tháng, 2 nhà máy sẽ giục ký hợp đồng mới.
Tuy vậy, có một nghịch lý là nhiên liệu nhập khẩu lại rẻ hơn hàng sản xuất trong nước. "Chúng tôi không có hệ thống bán lẻ nhiều, vì vậy phụ thuộc vào bán buôn cho các thương nhân phân phối. Nếu giá không cạnh tranh thì rất khó" - đại diện doanh nghiệp này nói và đề nghị Nhà nước cần có lộ trình lập sàn giao dịch xăng dầu.
Nút thắt thị trường xăng dầu: 'Cơ chế điều hành mang tính chất hành chính'
- 20 thương nhân phân phối xăng dầu có dấu hiệu vi phạm 24/07/2024 02:30
- Bộ Công thương muốn bỏ quỹ bình ổn, DN tự quyết giá xăng dầu 12/07/2024 05:30
- Xăng dầu đồng loạt tăng giá, vượt mốc 23.000 đồng/lít 27/06/2024 02:45
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.