Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thời gian vừa qua, nhiều cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức tăng phi mã.
Cụ thể, thống kê đến đầu phiên giao dịch 22/3 cho thấy trong 3 tháng gần đây, chỉ số VN-Index đã tăng gần 12%. Trong số 23 cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán, có tới 16 cổ phiếu ghi nhận mức tăng mạnh hơn chỉ số VN-Index, 4 cổ phiếu ghi nhận mức tăng thấp hơn VN-Index và 3 cổ phiếu ghi nhận thị giá giảm.
BAB của ngân hàng BacABank là cổ phiếu gây ấn tượng nhất. Niêm yết sàn HoSE từ ngày 3/3, sau chưa đầy 3 tuần, thị giá BAB đã tăng tới hơn 82%. Mặc dù vậy, cũng cần lưu ý rằng thanh khoản của cổ phiếu này rất hạn chế.
Gây ngạc nhiên cả về mức tăng thị giá lẫn thanh khoản phải kể đến cổ phiếu NVB của ngân hàng NCB. Chỉ trong 3 tháng qua, thị giá NVB đã tăng tới hơn 73% với thanh khoản khớp lệnh nhiều phiên lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Xếp sau là cổ phiếu MSB của ngân hàng MSB, TCB của ngân hàng Techcombank và VPB của ngân hàng VPBank, đều ghi nhận mức tăng trên 40%, lần lượt có thêm 50%, 44% và 43% giá trị trong vòng 3 tháng.
Các cổ phiếu khác ghi nhận mức tăng cao hơn chỉ số VN-Index có thể kể đến: VIB của ngân hàng VIB (tăng 38%), LPB của ngân hàng LienVietPostBank (tăng 35%), MBB của ngân hàng MB (tăng 26%), NAB của ngân hàng NamABank (tăng 20%), ACB của ngân hàng ACB (tăng 19%), CTG của ngân hàng VietinBank (tăng 17%), TPB của ngân hàng TPBank (tăng 16%), STB của ngân hàng Sacombank (tăng 15%), HDB của ngân hàng HDBank (tăng 15%), EIB của ngân hàng Eximbank (tăng 15%), SHB của ngân hàng SHB (tăng 13%).
4 cổ phiếu ghi nhận mức tăng thấp hơn VN-Index trong 3 tháng qua là KLB của ngân hàng Kienlongbank (tăng 12%), OCB của ngân hàng OCB (tăng 8,8%), SGB của ngân hàng Saigonbank (tăng 6,2%) và PGB của ngân hàng PGBank (tăng 3,2%).
Nhóm 3 cổ phiếu ghi nhận thị giá giảm gồm: ABB của ngân hàng ABBank (giảm 1,3%), BID của ngân hàng BIDV (giảm 2,6%) và VCB của ngân hàng Vietcombank (giảm 4%).
Có nhiều nguyên nhân cộng hợp giúp cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong 3 tháng qua. Đầu tiên phải kể đến câu chuyện bán vốn, điển hình là tại VPBank và LienVietPostBank. Trong khi VPBank dự kiến bán lượng lớn cổ phần tại FE Credit thì LienVietPostBank đang quá trình đàm phán bán vốn cho đối tác ngoại. Trước đó, doanh nhân Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) cũng gây xôn xao khi xuất hiện tại nhiều sự kiện liên quan đến LienVietPostBank, khiến cổ phiếu LPB thêm "nóng".
Thứ hai là câu chuyện cổ tức. Bên cạnh việc chia cổ tức cao dựa trên kết quả kinh doanh khả quan bất chấp dịch Covid-19, một số cổ phiếu còn cộng dồn cổ tức nhiều năm tạo ra sức hấp dẫn lớn, điển hình là CTG, SHB.
Cổ tức vượt trội so với mặt bằng chung của thị trường, trong bối cảnh lãi suất thấp khiến dòng tiền ào ạt đổ vào kênh chứng khoán, khiến cổ phiếu ngân hàng trở nên "hot" hơn so với đa số các ngành khác.
Thứ ba là câu chuyện định giá. Mặc dù để định giá cổ phiếu ngân hàng, giới phân tích thường dùng hệ số P/B nhưng qua quan sát, tại thị trường Việt Nam, hệ số P/E vẫn cực kỳ được ưa chuộng trong định giá. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh mặt bằng P/E giữa các ngân hàng cùng triển vọng cho thấy mức độ tương đồng khá cao, không kém gì khi so sánh qua hệ số P/B.
Trong khi đó, hệ số P/E của nhiều ngân hàng hiện nay vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của thị trường, bất chấp triển vọng tăng trưởng lợi nhuận cao và cổ tức hấp dẫn.
Thứ tư là câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận.
Trong báo cáo phân tích công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nêu nhận định rất đáng chú ý: quý I/2021 sẽ là đỉnh cao của tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng so với cùng kỳ năm trước đó.
Cụ thể, SSI kỳ vọng ngành ngân hàng tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong quý I/2021, nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện khi hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu trong quý IV/2020.
Cùng với đó, tại ngày 31/12/2020, tỷ lệ bao phủ nợ xấu trung bình đạt mức cao nhất trong ba năm qua.
SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng trong diện nghiên cứu sẽ tăng khoảng 55% - 65% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, các ngân hàng thương mại quốc doanh có khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa, tăng khoảng 75% - 85% so với cùng kỳ khi trong quá khứ, các ngân hàng này đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 45% - 55% so với cùng kỳ.
Xét cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 24% so với năm 2020.
Bên cạnh các câu chuyện trên, thị trường cũng râm ran nhiều tin đồn về việc ngân hàng "đổi chủ", có chủ trương sáp nhập... cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho cổ phiếu ngân hàng. Cùng với đó, cũng không thể không nhắc đến thông tin tích cực gần đây là việc 15 ngân hàng thương mại Việt Nam được hãng xếp hạng Moody's nâng triển vọng tín nhiệm.
Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này theo đó nhiều khả năng sẽ chưa thể chững lại trong thời gian tới, nhất là khi thị trường chung được dự báo sẽ tiếp tục đi lên.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.