Chủ đầu tư 8B Lê Trực: Yêu cầu dừng ngay phá dỡ và bồi thường cho doanh nghiệp

Vĩnh Chi - 30/08/2017 09:19 (GMT+7)

(VNF) – Chiều 29/8, Công ty Cổ phần May Lê Trực – chủ đầu tư Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê số 8B Lê Trực (gọi tắt là dự án 8B Lê Trực) - đã bất ngờ tổ chức gặp gỡ báo chí và cung cấp một số thông tin gây "sốc" về dự án này.

VNF
1

Theo Công ty Cổ phần May Lê Trực, đến nay đã hơn 11 năm kể từ khi làm thủ tục đầu tư, dự án 8B Lê Trực vẫn không thể đưa vào khai thác do cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội phong tỏa.

"Việc này đã xâm phạm tới quyền lợi chính đáng về tiền bạc và cuộc sống của người mua nhà vì không được nhận nhà. Phía chủ đầu tư cũng thiệt hại lớn về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng trăm cán bộ, nhân viên, người lao động", lãnh đạo công ty cho hay.

Đặc biệt, Công ty May Lê Trực cho rằng cách xử lý của cơ quan chức năng trong vấn đề cấp phép, phá dỡ là không đúng quy định của pháp luật.

"Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo dừng ngay việc phá dỡ công trình giai đoạn 2, bồi thường thiệt hại cho người mua nhà và chủ đầu tư do những quyết định hành chính ban hành sai quy định trong thời gian qua".

Công trình 8B Lê Trực được xây dựng đúng quy hoạch?

Theo chủ đầu tư, dự án 8B Lê Trực được xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết 1/500 do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.

Cụ thể, ngày 5/12/2008, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2452/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại lô đất có ký hiệu L30 của Công ty Cổ phần May Lê Trực.

Theo đó, chiều cao công trình tối đa là 70m, cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 5 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái). Như vậy, chiều cao công trình tuân thủ chiều cao tĩnh không 70m của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tại Văn bản số 82/TM-Tg1 ngày 16/1/2008.

Đến ngày 16/3/2009, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế kiến trúc với chiều cao công trình là 69,1m và 20 tầng (gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái).

Chủ đầu tư khẳng định đã thực hiện đúng quy hoạch chi tiết 1/500 mà TP. Hà Nội đã phê duyệt

Những chỉ tiêu này sau đó đã được Sở Xây dựng thẩm định. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do Công ty tư vấn Đại học Xây dựng thiết kế cũng đã được Viện Khoa học công nghệ xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra năm 2010.

Cùng năm đó, chủ đầu tư và nhà thầu tổ chức thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm và đại trà, tường vây, 4 tầng hầm đến cos 0.00 thì bất ngờ bị hồi tố, yêu cầu buộc phải điều chỉnh xuống 18 tầng, chiều cao công trình là 53m.

"Việc hồi tố này là trái quy định của pháp luật và chưa thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư khi hồi tố trái quy định", công ty nhấn mạnh.

Công trình 8B Lê Trực được miễn giấy phép xây dựng?

Theo chủ đầu tư, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại lô đất kí hiệu L30 của Công ty Cổ phần May Lê Trực được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 2452/QĐ-UBND là quy hoạch duy nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và vẫn đang có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 30, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 – Quốc hội khóa XII: "Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng". Như vậy, việc cấp phép xây dựng cho dự án 8B Lê Trực và xây dựng công trình phải tuân thủ theo đúng quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt (tức chiều cao 69,1m, 20 tầng).

Tuy nhiên, giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp ngày 24/3/2014 lại không đúng với quy hoạch chi tiết và tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam. Cụ thể, giấy phép chỉ cấp xây 18 tầng, chiều cao 53m.

"Việc Sở cấp phép giảm 1 tầng ở, 1 tầng kĩ thuật và giảm 16,1m chiều cao là trái với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định 2452. Ngoài ra theo quy định nếu điều chỉnh cấp phép thì phải điều chỉnh quy hoạch trước và cấp có thẩm quyền là UBND thành phố chứ không phải cấp Sở", chủ đầu tư khẳng định.

Chủ đầu tư khẳng định dự án 8B Lê Trực được miễn giấy phép xây dựng

Đáng chú ý, theo chủ đầu tư, quy định về cấp phép tại Nghị định 12/2010/NĐ-CP ngày 15/2/2010, Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/1/2010 của UBND thành phố Hà Nội, Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ đã cho thấy: dự án 8B Lê Trực thuộc diện miễn cấp giấy phép xây dựng; nếu công trình đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

"Công trình 8B Lê Trực đã khởi công từ năm 2010, trước khi Nghị định 64/2012/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực. Như vậy, theo các quy định trên, công trình 8B Lê Trực luôn thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng", chủ đầu tư cho biết.

Thành phố Hà Nội "bẻ kèo"?

Công ty May Lê Trực cho biết để được phê duyệt quy hoạch có quy mô chiều cao công trình 69,1m và 20 tầng, Công ty đã cam kết và thực hiện xong việc bàn giao cho thành phố 1.941m2 đất để mở đường Trần Phú kéo dài với điều kiện không yêu cầu thành phố phải đền bù diện tích đất tương đương khác.

Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng yêu cầu chủ đầu tư phải: "Thực hiện cam kết không yêu cầu thành phố đền bù phần diện tích đất dành mở đường của thành phố khi giải phóng mặt bằng" để mở đường theo quy hoạch mà Công ty đã nêu tại công văn số 99/CV-ĐTXD ngày 8/1/2008.

"Tuy nhiên sau đó việc chủ đầu tư bị hồi tố, ép buộc cấp giấy phép với chiều cao công trình 53m và 18 tầng không đúng quy chuẩn thiết kế. Việc này là không thực hiện đúng cam kết giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, thể hiện tính không nhất quán trong chính sách đầu tư".

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cho rằng việc phá dỡ sẽ khiến kết cấu công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng – nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc biến dạng và chuyển vị. Do vậy, Công ty kiến nghị dừng ngay việc phá dỡ dự án này.

Theo kết quả kiểm tra của liên ngành thành phố Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với Giấy phép xây dựng đã được cấp.

Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Công trình được cấp phép xây dựng cao 53 m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép.

Tháng 11/2015, thành phố Hà Nội bắt đầu phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, gần 1 năm sau thì hoàn thành giai đoạn 1, cắt xong tầng 19.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.