'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Phát biểu tại cuộc họp giữa lãnh đạo UBND TP. HCM và các doanh nghiệp bất động sản hôm 22/2, bà Nguyễn Thị Như Loan cho biết Quốc Cường Gia Lai hiện có 6 dự án bị vướng mắc thủ tục, trong đó có 2 dự án là nòng cốt của công ty gồm: khu dân cư Bắc Phước Kiển – Nhà Bè và Phú Hữu – quận 9.
Đối với dự án Bắc Phước Kiển, bà Loan cho biết dự án này đã có quy hoạch 1/500 và chấp thuận đầu tư từ năm 2017. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc sau đó đã khiến dự án không thể triển khai. Đến thời điểm hiện tại, kế hoạch sử dụng đất của dự án đã hết hạn, chấp thuận chủ trương đầu tư cũng sắp hết hạn (thời hạn là tháng 8/2020).
“Chúng tôi đã nộp hồ sơ lên Sở Tài nguyên và Môi trường xin giao đất để làm trước bước xây dựng hạ tầng. Nhưng khi trình lên, tất cả chuyên viên của Sở Tài nguyên và Môi trường đều lúng túng. Họ nói chưa bao giờ có chuyện giao đất để thực hiện đầu tư hạ tầng cả. Tôi có nhiều lần đến, anh em chuyên viên cũng nhiệt tình, hướng dẫn tôi về Sở Kế hoạch và Đầu tư làm chấp thuận chủ trương đầu tư. Vậy là quy trình 3 bước phải làm lại từ đầu”, bà Loan nói.
Theo bà Loan, dự án Bắc Phước Kiển quá lớn, tổng doanh thu lên tới 50.000 – 70.000 tỷ đồng, một mình Quốc Cường Gia Lai không thể làm nổi nên công ty phải liên doanh với đối tác ngoại. Nhưng đối tác ngoại, sau 3 năm đồng hành, đang tỏ ra chán nản, muốn rút.
“Người ta hỏi tôi vì sao đã chấp thuận chủ trương đầu tư rồi, 3 bước làm xong hết rồi, kế hoạch sử dụng đất đã có rồi, giờ kế hoạch sử dụng đất lại không được gia hạn, giờ quay lại làm từ đầu và làm 3 năm nữa mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, quay lại từ đầu thì chờ đến bao giờ? Họ nói chúng tôi bỏ tiền vào, bao giờ lấy được tiền ra?
“Đây là bài toán rất trăn trở, rất khổ tâm mà không biết giải quyết thế nào. Dự án này là cái sống còn của Quốc Cường Gia Lai và cũng đã đóng góp cho ngân sách không ít, nếu cộng cả 3 loại thuế thì phải trên 10.000 tỷ đồng”, bà Loan bày tỏ.
Bà Loan cũng thẳng thắn nói rõ khó khăn: “Nếu giờ đối tác ngoại rút thì Quốc Cường Gia Lai cũng không có tiền để trả”.
Ngoài dự án Bắc Phước Kiển, bà Loan cho biết Quốc Cường Gia Lai cũng đang gặp vướng mắc ở dự án Phú Hữu (quận 9).
Dự án này chỉ có diện tích 7,4ha nhưng phải gánh 1,7ha đất giáo dục và gánh thêm 2.100m2 đất cây xanh. Vấn đề là doanh nghiệp phải gánh cả phần cây xanh bị thiếu của địa phương.
“Doanh nghiệp đi lại rất nhiều, cuối cùng phải chấp nhận, vì nguồn vốn vay ngân hàng nên không thể đợi quá lâu. Doanh nghiệp phải chấp nhận chỉ tiêu 3,2m2 cây xanh, 3,2m đất giáo dục/người dân. Cuối cùng dự án chỉ có 2,7ha đất xây dựng. Với mật độ xây dựng 35%, doanh nghiệp chỉ sử dụng được 1ha”, bà Loan nói.
Người đứng đầu Quốc Cường Gia Lai than thở: “Dù vậy chúng tôi vẫn chấp nhận hết. Hồ sơ đã trình UBND thành phố nhưng cũng chưa biết bao giờ mới được giải quyết”.
Đưa ra nhận xét về cách thức làm việc của chính quyền thành phố, bà Loan không khỏi bức xúc: “Chúng tôi nộp hồ sơ lên Sở Xây dựng ngày 16/1/2020. Ngày 17/1/2020, Sở Xây dựng gửi hồ sơ sang các sở khác để lấy ý kiến. Từ đó đến nay hơn 1 tháng rồi nhưng các sở chưa gửi đủ ý kiến về Sở Xây dựng. Quy định của UBND thành phố chỉ cho phép thời gian 15 ngày. Lãnh đạo các sở ban ngành xin nhắc nhở từng chuyên viên, làm ơn trả lời Sở Xây dựng để Sở tổng hợp trình UBND thành phố, cho tôi được quyết định chủ trương đầu tư”.
“Mong các sở ban ngành nhắc nhở anh em chuyên viên, tuy rằng công việc rất bận rộn nhưng phải tuân thủ quy đinh. Hầu như anh em quên hết, không ai quan tâm đến điều đó. Vậy thì quy định của UBND thành phố ban hành để làm gì khi không có ban ngành nào chấp thuận, không có ban ngành nào làm theo…”, bà Loan nói.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.