Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nói tại buổi làm việc giữa lãnh đạo UBND TP. HCM và các doanh nghiệp bất động sản hôm 22/2, ông Đực cho rằng thành phố cần phát triển “phong trào 3G”.
Chữ G thứ nhất là “giảm luật lệ”, theo đó thành phố cần trình lên Chính phủ và Quốc hội để giảm bớt luật lệ.
Chữ G thứ hai là “gom thủ tục”, cụ thể UBND thành phố và các sở/ban/ngành cần gom các thủ tục lại để giải quyết một lần, ví dụ duyệt chủ trương đầu tư, chấp nhận đầu tư hay thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật. Điều này, theo ông Đực, đặc biệt cần thiết đối với các dự án nhỏ hay dự án có đất sạch.
Chữ G thứ ba là “gấp”, các sở/ban/ngành, đặc biệt là cán bộ thụ lý hồ sơ cần giải quyết gấp, nhanh gọn các thủ tục.
Ông Đực nhấn mạnh: “Nếu có 3 chữ G này thì doanh nghiệp không còn cầu cứu như hiện nay”.
Lấy ví dụ minh họa cho sự cần thiết của “phong trào 3G”, ông Đực cho biết Công ty Cổ phần Địa ốc Xanh (nơi ông làm Chủ tịch) có một dự án nhỏ, gần 3.700m2. Dự án này có tên khu dân cư Sài Gòn Xanh, nằm tại phường 16, quận 8, TP. HCM.
Tại dự án này, Công ty Địa ốc Xanh đã đóng tiền sử dụng đất cho diện tích 2.050m2, phần đất này được ông Đực ví như “lòng đỏ trứng gà của dự án”. Phần diện tích còn lại được xem là “lòng trắng” và phần lộ giới giảm được xem là “phần vỏ”.
Sở Tài nguyên & Môi trường đã yêu cầu Địa ốc Xanh đóng tiền sử dụng đất cho phần “lòng trắng”. Song, theo ông Đực, việc đóng tiền cho phần “lòng trắng” không dễ dàng.
“Từ ngày có hồ sơ thụ lý tại Chi cục thuế quận 8, rồi sau đó Cục thuế TP. HCM gửi lên Sở Tài nguyên và Môi trường, cho đến nay đã 24 tháng rồi mà chúng tôi chỉ được đóng phần ‘lòng trắng’ thôi.
“Còn phần lộ giới giảm - lộ giới trước đây 40m, nay xuống 30m, tức chúng tôi được tăng thêm diện tích được sử dụng 125m2 – UBND thành phố và Sở Tài nguyên & Môi trường không gom lại với phần ‘lòng trắng’ mà cứ tách ra.
“Phần lộ giới giảm được chuyển qua Sở Xây dựng. Tôi gặp anh Bình (Giám đốc Sở Xây dựng TP. HCM Lê Hòa Bình - PV), anh ấy hăng hái lắm nhưng không được vì nói đây không phải đất sạch. Hồ sơ được chuyển qua Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bây giờ chúng tôi làm mọi sự để được chấp thuận chủ trương đâu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư xong quay lại Sở Tài nguyên & Môi trường rồi Sở Tài nguyên & Môi trường lại gửi UBND thành phố rồi mới được đóng tiền cho phần vỏ 125m2”, ông Đực trình bày.
Ông Đực bức xúc: “Chuyện của tôi không phải quá khó. Chuyện ‘lòng trắng’ có hàng trăm vụ ở TP. HCM, chuyện ‘phần vỏ’ cũng có vài chục vụ. Cái này quá quen thuộc mà sao chuyển đi chuyển lại giữa UBND thành phố và Sở Tài nguyên & Môi trường tới 2 năm trời. Thưa quý vị, tôi có 4 lần gửi đơn cầu cứu UBND thành phố thì UBND thành phố 4 lần chuyển về Sở Tài nguyên & Môi trường”.
Vị Chủ tịch Địa ốc Xanh thẳng thắn: “Tôi nghĩ có thể giúp doanh nghiệp bằng cách làm gấp. Còn tôi xin lỗi khi nói thẳng thế này: hiện nay, làm chậm nhất là Văn phòng UBND thành phố và Sở Tài nguyên & Môi trường, làm rất chậm, còn các sở khác tương đối tốt”.
Được biết, hồi tháng 2/2019, Công ty Địa ốc Xanh có văn bản kiến nghị được sớm đóng tiền sử dụng đất bổ sung đối với phần đất 1.611 m2 của dự án Sài Gòn Xanh.
Tháng 11/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn Công ty Địa ốc Xanh thực hiện 2 việc: một là làm việc với Cục thuế để nộp tiền sử dụng đất đối với phần đất 1.611 m2; hai là làm việc với Sở Xây dựng để thực hiện thủ tục “chấp thuận dự án đầu tư xây dựng” đối với phần đất 125,7 m2.
Công ty Địa ốc Xanh cho rằng: “Như thế thì kéo dài việc đóng tiền sử dụng đất 125,7 m2 quá lâu và không thể được vì Sở Xây dựng không chấp thuận dự án đầu tư khi chưa đóng 125,7 m2 cho đủ ‘đất ở’”.
Công ty Địa ốc Xanh đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở ngành xem xét, giải quyết dứt điểm 2 việc. Một là Sở Xây dựng có văn bản cho phép công ty được sử dụng thêm 125,7 m2 theo bản vẽ đo đạc hiện trạng và quy hoạch 1/500 được điều chỉnh.
Hai là Cục thuế sẽ thu ngay 125,7 m2 hay Sở Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn thẩm định giá để làm cơ sở cho Cục thuế thu tiền sử dụng đất. Sở Tài nguyên & Môi trường trình UBND thành phố điều chỉnh ranh đất hay cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó Sở Xây dựng xét “chấp thuận dự án đầu tư xây dựng”, vì đã được chấp nhận “đất ở” cho toàn dự án.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.