'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
'Việt Nam đang tiến gần hơn đến giấc mơ trở thành công xưởng của châu Á'
Với những kết quả tích cực trong thu hút FDI, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, Việt Nam đang tiến gần hơn đến giấc mơ trở thành công xưởng của Châu Á.
Theo ông Nguyễn Quốc Việt, thành công trong thu hút FDI trong năm 2023 với tổng số vốn đăng ký cả năm đạt 36,6 tỷ USD là không phải tình cờ, nó thể hiện nỗ lực bền bỉ và thành quả trong công tác thu hút FDI suốt hơn 30 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới và có Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên năm 1987, Việt Nam luôn được coi là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Cụ thể, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tính tới 20/12/2023, ước tính đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước, tăng nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 11 tháng năm 2023. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 258,8 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm trước, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 256,9 tỷ USD, giảm 6,1%, chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các con số thống kê trong quá khứ cho thấy, tổng giá giá trị FDI đăng ký và FDI thực hiện có xu hướng tăng đều qua các thời kỳ với những biến động nhỏ trong ngắn hạn. Đặc biệt, từ năm 2010 (sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009), nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư tại Việt Nam với những dự án quy mô lớn, vốn đầu tư/dự án từ 1 tỷ USD trở lên, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao của thế giới, như điện thoại di động, máy tính bảng, hàng điện tử...
Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 – 2022, được coi là giai đoạn tăng trưởng mới với kết quả ấn tượng từ dòng vốn FDI vào Việt Nam.
>>>Xem thêm: Tiến gần hơn giấc mơ công xưởng của châu Á
'Làm NƠXH lãi ít không vui, lãi nhiều dân không mua được'
Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, Chính phủ đã có một số cơ chế ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội như được dành tối đa 20% tổng diện tích đất để xây dựng công trình, dịch vụ, nhà ở thương mại; được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án; chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất; được vay vốn với lãi suất ưu đãi; cắt giảm quy định về điều kiện cư trú đối với đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; các đối tượng là công nhân, lực lượng vũ trang được hưởng thêm các chính sách riêng về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và nhà ở cho lực lượng vũ trang…
Để đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng cho rằng cấp ủy, chính quyền phải vào cuộc, nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp cùng làm, đặt mình vào địa vị của người khác, đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động.
Thủ tướng lấy ví dụ, doanh nghiệp đã làm thì phải có lãi, nhưng vấn đề là lãi ở mức nào vì nếu lãi nhiều thì người dân không mua được, lãi ít thì doanh nghiệp không vui?
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với quy mô 8.611ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.252ha.
Theo đó, một số địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như Đồng Nai 1.063ha, TP. HCM 608ha, Long An 577ha, Hải Phòng 471ha, Hà Nội 412ha...
>>>Xem thêm: Thủ tướng: 'Làm NƠXH lãi ít không vui, lãi nhiều dân không mua được'
Giới hạn không gian ngầm 15m: Chủ tịch Quốc hội lo tạo ra tiêu cực, xin - cho
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, về việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, cần quy định ngay trong Luật người sử dụng đất được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15 mét vào lòng đất; ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch nhưng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trả tiền theo quy định của Chính phủ.
Việc xác định giới hạn độ sâu 15m là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, phương án này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội trong việc chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, xác định rõ giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất, minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất và triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc quy định như vậy sẽ tạo ra cơ chế tiêu cực, xin - cho, thiếu minh bạch và dẫn đến hạn chế quyền công dân chứ không phải tăng quyền cho công dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng luật chỉ quy định việc sử dụng không gian ngầm là có giới hạn, còn giới hạn bao nhiêu, cụ thể như thế nào thì giao cho Chính phủ quy định chi tiết. "Một cao ốc trên 100 tầng thì đóng cọc móng có khi mấy chục, trăm mét. Nếu nói trường hợp quá 15m phải xin phép thì lại đẻ ra giấy phép con, lại xin - cho", ông Huệ nói.
Theo đó, ông Huệ đề xuất, trong khi chưa có pháp luật chuyên ngành quy định vấn đề này thì luật Thủ đô chỉ quy định việc sử dụng không gian ngầm là có giới hạn, còn giới hạn cụ thể thì giao cho Chính phủ quy định.
>>>Xem thêm: Giới hạn không gian ngầm 15m: Chủ tịch Quốc hội lo tạo ra tiêu cực, xin - cho
Chủ tịch PVN: Đề xuất nâng trần hạn mức cho vay với DN lớn, siêu dự án
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sáng 14/3, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch PVN, đề nghị Chính phủ và NHNN có chính sách hỗ trợ các ngân hàng này, đặc biệt xem xét áp dụng cho từng trường hợp, đặc biệt là với các tập đoàn lớn, các dự án lớn, nâng trần hạn mức cho vay đối với từng đơn vị, hoặc cho toàn tổ hợp thì có thể hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng này và các doanh nghiệp lớn, các dự án siêu lớn có thể tiếp cận và sử dụng nguồn tín dụng trong nước.
Chính sách đó sẽ giúp cho các chủ đầu tư như Petro Việt Nam và các ngân hàng trong nước kiểm soát được chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án đầu tư khi có các biến động.
PVN cho rằng với chính sách tiền tệ hợp lý và tối ưu sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy các chỉ tiêu, bao gồm cả sản xuất kinh doanh và đầu tư, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ thị trường tín dụng như Petro Việt Nam.
Thời gian tới, PVN mong muốn NHNN sẽ tiếp tục có chính sách tiền tệ, tín dụng ổn định như thời gian qua để hỗ trợ, phát triển đầu tư với mục tiêu tăng trưởng từ 6 - 6,5 %/năm như Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo.
>>>Xem thêm: Chủ tịch PVN: Đề xuất nâng trần hạn mức cho vay với DN lớn, siêu dự án
'3 DN yếu kém ngành công thương đã ổn định, trả hơn 12.000 tỷ nợ vay'
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) Nguyễn Phú Cường thông tin về 3 doanh nghiệp yếu kém thuộc 1 dự án của ngành công thương là Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình và DAP Lào Cai đã hoạt động sản xuất ổn định trở lại.
Đây là 3 doanh nghiệp từng âm vốn chủ sở hữu do thua lỗ nhiều năm, dẫn đến tình trạng khó được cấp tín dụng về vốn. Tuy nhiên, nhờ có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng Chính phủ thì Ngân hàng VDB cũng đã tái cơ cấu lại các khoản vay của 3 doanh nghiệp này.
Theo đó, VDS đã hạ lãi suất vay từ 11% về 8,55%, đồng thời kéo dài thời gian trả nợ thêm và xóa lãi phạt trên lãi chậm trả. Nhờ đó 3 doanh nghiệp này liên tiếp 3 năm đều hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Ông Nguyễn Phú Cường cho biết, năm 2022, tổng lợi nhuận của 3 đơn vị: Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP Lào Cai đạt được 2.700 tỷ, năm 2023 đạt 1.300 tỷ và riêng 2 tháng đầu năm 2024, các đơn vị cũng hoạt động ổn định và có lãi, công suất huy động sản xuất là hơn 90% công suất thiết kế.
Trong 3 năm liền, riêng 2 đơn vị sản xuất ure mỗi năm sản xuất ra xấp xỉ 1 triệu tấn ure cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đạm Hà Bắc đã quay trở lại dương vốn chủ sở hữu 600 tỷ đồng.
Tính đến ngày 29/2/2024, tổng cộng 3 đơn vị: Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, DAP Lào Cai đã trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam được 12.138 tỷ trên tổng nợ vay ban đầu là 10.600 tỷ.
>>>Xem thêm: '3 DN yếu kém ngành công thương đã ổn định, trả hơn 12.000 tỷ nợ vay'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.