Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là một trong những vướng mắc liên quan đến quá trình chuẩn bị tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vừa được Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội báo cáo chủ đầu tư dự án là Bộ Giao thông vận tải.
Theo đơn vị tiếp nhận công trình, tổng số nhân lực vận hành của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 681 người, trong đó 651 người được dự án đào tạo, 30 người không cần đào tạo vì là các ngành nghề thông dụng. Trong 651 người cần đào tạo, có 201 người đào tạo tại Trung Quốc và 450 người được đào tạo tại Việt Nam.
Đến nay 201 người đã hoàn thành đạo tạo cả về lý thuyết và thực hành ở Trung Quốc và được cấp chứng chỉ. Số người đào tạo tại Việt Nam mới chỉ hoàn thành học lý thuyết, đang được đào tạo thực hành bởi chuyên gia Trung Quốc và các học viên học tại Trung Quốc trở về. Từ ngày 20/10/2018, tổng thầu đã huy động nhận lực đi đào tạo thực hành, sau đó sẽ sử dụng để vận hành chạy thử.
Mặc dù Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội đã yêu cầu tổng thầu phải gửi kế hoạch huy động nhân lực đi đào tạo thực hành trước 15 ngày nhưng do không được đáp ứng nên công ty và học viên rất bị động. Một số học viên trong thời gian chờ vận hành dự án đã tìm được công việc khác để đảm bảo ổn định cuộc sống cũng như có được những cơ hội việc làm tốt hơn.
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội, tính đến nay số nhân sự xin không tham gia là hơn 80 người (chiếm 12-15% tổng nhân sự tuyển dụng). Con số này có thể tiếp tục gia tăng nếu quá trình huy động không liên tục, thu nhập không đủ hấp dẫn và các học viên không nhận được kinh phí hỗ trợ trong thời gian đào tạo thực hành cũng như chạy thử.
Bên cạnh đó, tại dự án này, nhà thầu Bắc Kinh Metro thực hiện đào tạo tại Trung Quốc và đào tạo lý thuyết tại Việt Nam, còn đào tạo thực hành hiện nay lại là Thâm Quyến Metro (đơn vị được tổng thầu chọn làm thầu phụ trong gói thầu căn chỉnh, vận hành chạy thử). Do hai đơn vị đào tạo khác nhau nên không có sự thống nhất về phương pháp, giáo trình đào tạo nên học viên rất khó tiếp thu. Đặc biệt, các chuyên gia của Thâm quyến Metro không phải là chuyên gia đào tạo mà là các chuyên gia căn chỉnh vận hành chạy thử nên việc đào tạo thực hành được Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội đánh giá là không hiệu quả.
Trước đó, trong buổi thị sát, kiểm tra tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào giữa tháng 5/2018, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo Ban quản lý dự án, tổng thầu và các đơn vị phải nỗ lực hơn nữa, quyết không lùi tiến độ, đảm bảo khai thác thương mại vào tháng 12/2018.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Trong số 13 đoàn tàu của dự án, quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn tàu, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng.
Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, sức chứa lên đến 1.000 khách. Tàu sẽ dừng tại mỗi ga để hành khách lên xuống khoảng 30 giây. Tần suất chạy tàu 6-7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể giảm xuống 2-3 phút mỗi chuyến. Tàu có thiết kế vận tốc 80 km/h song vận hành tốc độ trung bình 30 km/h do các ga cách nhau chỉ hơn một km.
Xem thêm: Giá vé đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ cao hơn xe buýt thường 40%
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.