'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại tọa đàm "Khơi thông cơ chế thị trường tiếp sức hàng không Việt", TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) đã chia sẻ về những khó khăn mà các doanh nghiệp hàng không trong nước đang phải đối mặt.
The ông Nam, nếu nhưng khoảng 2 năm trước đây, các hãng hàng không có thể nợ nhiều, nhưng không đáng lo ngại bởi các chủ cho thuê tàu bay họ sẽ không đòi lại tàu bay do nhu cầu cho thuê không cao bởi tình hình cả thế giới là tương tự.
Tuy nhiên theo ông Nam, tình thế hiện tại hoàn toàn khác, dịch vụ cho thuê tàu bay rất nóng, nhiều thị trường thiếu tàu bay. Do đó, nếu tình hình các hãng hàng không không cải thiện được và thanh toán cho các chủ nợ thì rất dễ bị thu hồi tàu bay, thậm chí còn bị các chủ nợ kiện ra tòa.
Đánh giá về giá vé máy bay, TS Lương Hoài Nam cho rằng việc Việt Nam hiện nay vẫn duy trì trần giá vé máy bay là một sự vô lý. Do đó, cần chấm dứt việc này càng sớm càng tốt.
Lý giải về nhận định này, ông Nam đưa ra 3 luận điểm. Đầu tiên là việc duy trì trần giá vé máy bay như hiện nay tại Việt Nam là "không giống ai". Theo ông Nam, thế giới hiện nay không còn nước nào quản lý giá trần vé máy bay, giá vé là do thị trường quyết định.
Cũng theo ông Nam, việc duy trì trần giá vé máy bay sẽ làm các hãng hàng không mất đi cơ hội cải thiện tài chính ở giai đoạn cao điểm. Bên cạnh đó, việc này cũng vô hình trung làm kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường nội địa.
Từ những nhận định trên, TS Lương Hoài Nam nhấn mạnh lại quan điểm bỏ trần giá vé máy bay và để cho thị trường quyết định giá dựa trên nguyên tắc kinh tế thị trường.
Theo khung giá vé máy bay đang được áp dụng, giá vé máy bay tối đa cho nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội dưới 500km sẽ là 1,6 triệu đồng/lượt, nhóm đường bay khác dưới 500km là 1,7 triệu đồng/lượt; từ 500-800km, mức giá vé tối đa là 2,2 triệu đồng/lượt; từ 850km - dưới 1.000km có giá 2,79 triệu đồng; từ 1.000 - dưới 1.280km giá 3,2 triệu đồng; từ 1.280km trở lên giá 3,75 triệu đồng/vé/chiều.
Đây là mức doanh thu thuộc về hãng hàng không, còn về phía khách hàng sẽ phải thanh toán thêm thuế VAT áp dụng trên doanh thu thuộc về hãng hàng không cộng thêm mức thuế, phí sân bay (từ 80.000 – 120.000 đồng tùy theo các cấp sân bay).
Từ cuối năm 2021 giá nhiên liệu bắt đầu có dấu hiệu tăng trên 100 USD/thùng Jet A1, thậm chí tháng 5/2022 giá nhiên liệu đạt ngưỡng 170-175 USD/thùng Jet A1 và duy trì ở mức bình quân 130 USD/thùng Jet A1 trong năm 2022 (tăng 40% so với mức được sử dụng để định giá năm 2015 và 2019).
Giá nhiên liệu tăng cũng làm tỷ trọng chi phí nhiên liệu của chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khai thác. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VNĐ năm 2015 đạt bình quân 21.929 trong khi năm 2022 bình quân đạt 23.425, tăng 6,8%.
Các hãng hàng không cho biết các hợp đồng thuê tàu bay, chi trả nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài cũng gia tăng trong khi vé bán tại thị trường nội địa chỉ được thu bằng VNĐ. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, khung giá trần được ban hành từ 2015 vẫn được duy trì trong bối cảnh các hãng hàng không đang chịu các áp lực về chi phí nhiên liệu, tỷ giá đều tăng mạnh.
Từ thực tiễn này, các hãng hàng không trong nước đều bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý sớm điều chỉnh chính sách khung giá trần tại thị trường nội địa.
Trong giai đoạn trước mắt, với việc giá nhiên liệu đang diễn biến dự báo ở mức 110-130USD/thùng Jet A1 cao hơn 46% so với mức năm 2015 và tỷ giá USD/VNĐ đang đạt mức 23,880, các hãng hàng không kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cần sớm vận dụng nguyên tắc điều chỉnh nâng giá trần vé máy bay.
Để đối phó với các diễn biến giá nhiên liệu phức tạp trong tương lai, các hãng hàng không cũng cho rằng Bộ Giao thông Vận tải có thể xem xét cơ chế phụ thu nhiên liệu trên thị trường nội địa khi giá nhiên liệu thay đổi 20% so với giá cơ sở được sử dụng để xác định khung giá trần. Điều này tạo điều kiện cho phép các hãng bay ứng phó linh hoạt hơn khi giá nhiên liệu tăng được áp phụ thu và giá nhiên liệu giảm sẽ không áp phụ thu.
Về dài hạn, các hãng hàng không cho rằng cần xem xét gỡ bỏ khung giá trần trên các đường bay có tối thiểu 2 hãng bay tham gia khai thác.
Bên cạnh đó, các hãng hàng không cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ về tài chính cho các hãng hàng không nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.
Cụ thể như ban hành cơ chế để các hãng hàng không được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi như đã áp dụng với Vietnam Airlines; tiếp tục gia tăng mức miễn giảm cho các chính sách hiện hữu như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 1.000 đồng hiện tại về mức 0 đồng, tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm giá dịch vụ đã từng được áp dụng như giảm 50% giá dịch vụ cất hạ cánh, điều hành bay... Đồng thời, xem xét ban hành thêm các chính sách, miễn, giảm thêm các loại thuế, phí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không và góp phần kích cầu thị trường.
Trình bày quan điểm tại hội thảo, TS Cấn Văn Lực đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp hàng không còn nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ nặng. Đi kèm với đó là những rủi ro bất định (dịch bệnh, chính trị, du lịch quốc tế phục hồi chậm, giá nhiên liệu ở mức cao, lãi suất cao…) khiến khả năng cắt lỗ trong năm 2023 với các doanh nghiệp hàng không và vô cùng mong manh.
Thời điểm hiện tại, ông Lực cho rằng các hãng hàng không rất cần sự quan tâm và tiếp tục hỗ trợ của Nhà nước. Chẳng hạn như việc duy trì chính sách giảm tiền thuê đất, giãn hoãn tiền thuế, giảm một số loại phí dịch vụ tại các cảng hàng không... để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, giúp họ nuôi dưỡng nguồn thu.
Ngoài ra, ông Lực cũng cho rằng do thị trường hàng không Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, nên việc dùng các biện pháp hành chính như áp giá trần, giá sàn hay đưa quy định về giá, phí vào Luật giá sửa đổi cần phải hết sức cân nhắc, hạn chế can thiệp sâu bằng các biện pháp hành chính đối với lĩnh vực này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.