Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nhìn lại năm 2022, ngành hàng không Việt Nam đã chứng kiến sự phục hồi ấn tượng sau hơn 2 năm gặp khó vì dịch bệnh. Đóng góp một phần lớn cho sự phục hồi của các hãng bay là nhờ sự bùng nổ của du lịch nội địa, cùng với đó là việc mở cửa lại với hàng không quốc tế. Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) hồi giữa năm, Việt Nam đứng số một về mức hồi phục.
Tuy nhiên, hoạt động của các hãng bay vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó giá nhiên liệu tăng đột biến là rào cản hàng đầu với đà phục hồi của doanh nghiệp. Năm 2021, giá nhiên liệu bay bình quân khoảng 72 USD một thùng. Tuy nhiên, đến giữa năm 2022, giá xăng Jet A1 có thời điểm leo tới hơn 160 USD. Bình quân cả năm 2022, giá nhiên liệu bay khoảng 130 USD một thùng.
Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) cho thấy doanh thu quý IV/2022 của hãng đạt gần 19.500 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với cùng năm 2021. Tuy nhiên, việc kinh doanh dưới giá vốn khiến hãng hàng không này lỗ gộp 828 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 635 tỷ của cùng kỳ. Cả năm 2022, tổng doanh thu của Vietnam Airlines đạt hơn 70.500 tỷ đồng. Con số này tương đương trên 70% mức trước dịch năm 2019 và lớn hơn cả 2 năm 2020, 2021 gộp lại. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn lỗ ròng 10.369 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm khoảng 3.000 tỷ đồng so với năm 2021 và thấp hơn so với kế hoạch đề ra hồi giữa năm.
Lũy kế đến hết 31/12, Vietnam Airlines ghi nhận khoảng lỗ gần 34.200 tỷ đồng. Vốn chủ âm khoảng 10.200 tỷ, trong khi đầu năm vẫn dương trên 500 tỷ. Theo lý giải của Vietnam Airlines, kết quả thua lỗ quý IV/2022 là do thị trường quốc tế phục hồi chậm, chi phí nhiên liệu tăng mạnh, xung đột Nga-Ukraine, các biến động về tỷ giá và lãi suất tăng.
Tương tự, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (HoSE: VJC) trong quý IV/2022 ghi nhận doanh thu hơn 11.807 tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu hiệu quả nhờ sự phục hồi tốt của thị trường hàng không nói chung, nhưng với giá vốn hàng bán lên tới 15.650 tỷ đồng khiến Vietjet lỗ gộp 3.843 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022. Đây là mức lỗ gộp theo quý lớn nhất từ trước đến nay của Vietjet. Lũy kế cả năm 2022, hãng hàng không này báo lỗ sau thuế 2.171,3 tỷ đồng, trái ngược với mức lãi 121 tỷ đồng của năm 2021.
Đây cũng là khoản lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp kể từ khi cổ phiếu của hãng được niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong bảng giải trình kết quả kinh doanh quý IV/2022, Vietjet khẩn thiết bày tỏ mong muốn Chính phủ tháo dỡ giá trần và cho phép phụ thu xăng dầu để các doanh nghiệp tăng cường nội lực, cạnh tranh trong bối cảnh sự hiện diện của các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam dự kiến tăng mạnh trong năm nay.
Bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao cũng khiến 2 hãng hàng không “đàn em” khác là Bamboo Airways và Vietravel Airlines không thể có lãi trong năm vừa qua. Trong khi Bamboo Airways công bố thành lập và ra mắt đơn vị thành viên mới là Công ty Cổ phần Hàng hóa Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways Cargo JSC (BAC), thì Vietravel Airlines cũng đang trình Chính phủ xem xét đề xuất lộ trình tăng tổng vốn đầu tư từ 1.300 tỷ đồng hiện tại lên mức 7.642 tỷ đồng vào năm 2025 và đạt 8.252 tỷ đồng vào năm 2030.
Với Bamboo Airways, dù chưa công bố kết quả kinh doanh, nhưng trong lần trao đổi với Đầu tư Tài chính hồi tháng 1/2023, đại diện hãng bay này nhiều lần nhắc đến sự khốc liệt của ngành hàng không. Bên cạnh đó, hãng bay còn gặp khó trong việc liên tục biến động nhân sự cấp cao. Đồng thời, hoạt động tái cơ cấu toàn bộ công ty cũng đang từng bước thực hiện khiến hãng chưa thể thực sự ổn định để tập trung phát triển.
Còn theo đại diện Vietravel Airlines, thị trường hàng không tuy đã phục hồi nhưng chưa đủ độ chín muồi như giai đoạn 2018-2019. Hiện tại, các hãng đều đang “càng bay càng lỗ” và không thể thoát lỗ trong năm 2022. Qua năm 2023, triển vọng thoát lỗ cũng rất hạn chế do những biến động về giá nhiên liệu, tỷ giá và sự đứt gãy của một số thị trường mới chỉ phục hồi ở mức 20 - 30%. Phía Vietravel Airlines đánh giá thị trường chỉ có thể hoàn toàn phục hồi vào năm 2025 khi các hãng có thể bay với tần suất cao hơn.
Trái ngược với các hãng hàng không trong nước, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phụ trợ ngành hàng không lại vô cùng tươi sáng, nhiều doanh nghiệp bắt đầu có lãi trở lại, thậm chí lãi lớn nhờ sự tăng trưởng mạnh của lượng khách nội địa và quốc tế.
Điển hình đầu tiên đến từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV). Theo đó, lũy kế cả năm, ACV đạt doanh thu hơn 13.900 tỷ đồng, cao hơn 2 năm trước đó gộp lại gần 1.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lãi trước thuế hơn 8.800 tỷ đồng trong, trong khi cùng kỳ lãi chưa đến 1.000 tỷ đồng. Với kết quả kể trên, hoạt động kinh doanh của ACV đã gần như quay lại thời điểm trước dịch với doanh thu tương đương năm 2018 và lợi nhuận xấp xỉ năm 2019.
Năm 2022 cũng là năm đáng nhớ với “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn. Bên cạnh quyết định được đánh giá là sáng suốt khi xin dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không IPP Air Cargo, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) của ông Hạnh Nguyễn cũng có một năm kinh doanh vô cùng hiệu quả. Cụ thể, đơn vị kinh doanh các dịch vụ thương mại tại sân bay này có mức tăng trưởng vượt xa kế hoạch. Doanh thu của Sasco đạt khoảng 1.400 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt xấp xỉ 230 tỷ đồng, gấp 77 lần cùng kỳ. Kết quả kinh doanh này của Sasco tương đương khoảng 50% doanh thu và gần 60% lợi nhuận năm 2019 (trước khi dịch Covid-19 bùng phát).
Một doanh nghiệp dịch vụ hàng không khác cũng đã có lãi trở lại năm qua là Công ty Cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài (UPCoM: NCS) với mức lãi 5,3 tỷ đồng. Dù chỉ tương đương 1/6 mức lợi nhuận công ty ghi nhận được trong giai đoạn trước dịch, kết quả kinh doanh năm 2022 của NCS vẫn tích cực hơn nhiều so với khoản lỗ gần 77 tỷ đồng trong năm 2021. Tính chung cả năm 2022, công ty này ghi nhận gần 410 tỷ đồng doanh thu thuần, vượt kế hoạch và tăng gần 3 lần so với mức thực hiện năm 2021.
Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với các doanh nghiệp phụ trợ ngành hàng không khác như Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco (HoSE: AST), Công ty Cổ phần Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (HNX: CIA), Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS), Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS), Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (UPCoM: NAS), hay Công ty Cổ phần Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (HoSE: SGN)…
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.