Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Hôm 6/2, Trung Quốc đã cho phép các doanh nghiệp nước này được nối lại hoạt động đưa khách theo nhóm đi du lịch nước ngoài, với danh mục 20 nước. Tuy nhiên, trong 20 nước này không có Việt Nam.
Các nước Trung Quốc cho phép mở tour trở lại gồm 11 nước ở châu Á - Thái Bình Dương: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Maldives, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, New Zealand và Fiji. 9 quốc gia còn lại là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Kenya, Nam Phi, Nga, Thụy Sĩ, Hungary, Cuba và Argentina.
Trước đó, việc bán tour du lịch nước ngoài đã bị chính phủ Trung Quốc đình chỉ vào ngày 24/1/2020 - khi nước này chuẩn bị đóng cửa biên giới do đại dịch.
Ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang, Khánh Hòa cho biết, năm 2019, Khánh Hòa đón tới 3,5 triệu khách quốc tế lưu trú, trong đó khách Trung Quốc chiếm 70%, còn lại là khách Nga và các nước khác. Thời điểm đó, thành phố biển luôn chật kín người. Hiện, sau đại dịch, khách sạn tại Nha Trang mới mở lại được khoảng 10% bởi vắng bóng khách quốc tế.
Theo ông Vinh, thông tin Trung Quốc sẽ nối lại các chuyến du lịch theo tour đến 20 quốc gia nhưng không có Việt Nam khiến ông bất ngờ.
“Mùng 2 Tết vừa qua, Nha Trang đón hơn 200 khách đến từ Trung Quốc, nhưng đến nay chưa có thêm đoàn nào”, ông Vinh nói.
Ông Vinh cho biết thêm, các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn vô cùng khó khăn vì khách nội vắng, khách quốc tế chưa vào nhiều như kỳ vọng, nay thêm thông tin về khách Trung Quốc không sang khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào bế tắc. Các doanh nghiệp đang phải gồng gánh nhiều chi phí trong khi lãi suất ngân hàng tăng, thậm chí đối mặt với nguy cơ đóng cửa hàng loạt.
Liên quan tới hoạt động bay thường lệ giữa Việt Nam - Trung Quốc, ngày 7/2, Vietnam Airlines cho biết trong tháng 3 và tháng 4 tới, hãng sẽ khôi phục hoạt động bay thường lệ với 9 đường bay kết nối Việt Nam và Trung Quốc. Đây là 9 trong tổng số 10 đường bay thường lệ đã được Vietnam Airlines khai thác trước khi phải tạm dừng do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Hiện Vietnam Airlines đang khai thác thường lệ các đường bay kết nối Hà Nội, TP. HCM với Quảng Châu và Thượng Hải; tháng 3 tới sẽ khôi phục thêm đường bay Hà Nội và Bắc Kinh; từ tháng 4 sẽ khôi phục đường bay Đà Nẵng và Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô, giữa Hà Nội và Thành Đô.
Dù dự báo giai đoạn đầu mở lại đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc khách chưa nhiều, nhưng Vietnam Airlines vẫn đặt kỳ vọng lượng khách bay giữa hai nước năm 2023 sẽ bằng khoảng 80% so sánh năm 2019 (khi chưa có dịch Covid-19).
Trước khi xảy ra dịch Covid-19, Trung Quốc là thị trường khách quan trọng với các hãng hàng không và du lịch Việt Nam. Cụ thể, riêng Vietnam Airlines, năm 2019 đã phục vụ tới 8,1 triệu lượt khách bay qua lại Việt Nam - Trung Quốc, chiếm 19% tổng lượng khách hãng này phục vụ, nhóm 3 thị trường có khách lớn nhất của hãng (bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc).
Ông Đinh Việt Sơn, Phó cục trưởng Hàng không nhận định, từ ngày 8/1, Trung Quốc đã nới lỏng các điều kiện kiểm dịch y tế, xuất nhập cảnh. Đây là cơ hội để các hãng hàng không 2 nước khôi phục hoạt động khai thác thị trường khách Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, tương tự thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, việc phục hồi thị trường Trung Quốc sẽ diễn ra từ từ, còn những khó khăn nhất định. Do đó, nhu cầu đi lại trong giai đoạn tới chủ yếu khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh, chưa nhiều khách du lịch tới từ Trung Quốc.
“Trong giai đoạn ngắn hạn, thị trường hàng không Việt Nam - Trung Quốc chưa thể phục hồi như thời điểm trước dịch”, ông Sơn nhận định.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.