Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chưa đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Tại Hội thảo "Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ Việt Nam" do Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 16/9, Tiến sĩ Yoichi Sakurada, thành viên Viện nghiên cứu Mitsubishi (Nhật Bản) - đơn vị được CIEM mời tham vấn - đã chỉ ra những điểm yếu của công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Theo phân tích của TS Sakurada, Việt Nam hiện tại có đầy đủ văn bản pháp lý, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ, song việc thực thi các chính sách đó lại rất hạn chế.
"Chiếu theo chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Action) thì Việt Nam mới chỉ dừng lại ở Plan (lên kế hoạch) chứ chưa thực hiện tốt bước thứ 2 – Do (làm)", TS Sakurada nói.
Trên thực tế, khảo sát của Viện nghiên cứu Mitsubishi cho thấy, Việt Nam có rất nhiều trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) – chủ thể của công nghiệp hỗ trợ hiện nay.
Tuy nhiên, các trung tâm đó lại chủ yếu tập trung vào hỗ trợ hành chính chứ không phải là các tư vấn công nghệ và kĩ thuật như Nhật Bản.
Điều này khiến cho chức năng của các trung tâm bị trùng lặp và việc hỗ trợ không đi đúng vào nhu cầu của doanh nghiệp. Đó là sự lãng phí rất lớn về tài chính và nguồn nhân lực.
Do vậy, TS Sakurada đánh giá, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa đủ lực để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là khi trình độ công nghệ của Việt Nam chậm hơn các nước cùng khu vực tới 40 năm.
Nên phát triển mô hình LPTC
Bàn về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, TS Sakurada cho rằng, Việt Nam nên phát triển mô hình LPTC (Local Public Technology Center) – Trung tâm công nghệ công lập địa phương – để thay thế cho mô hình các trung tâm hỗ trợ DNVVN đang hoạt động không hiệu quả hiện nay.
LPTC là một cơ sở cho chính quyền trung ương lập ra, đặt tại các địa phương. Chức năng chính của các trung tâm này là kiểm tra chất lượng các sản phẩm của doanh nghiệp trước khi tung ra thị trường. Ngoài ra, trung tâm sẽ tư vấn và giải quyết các vấn đề công nghệ và kĩ thuật cho doanh nghiệp, đồng thời liên kết các doanh nghiệp chuyên gia, người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác.
Để làm được điều đó, đội ngũ nhân viên phải được nâng cấp về trình độ công nghệ. Tại Nhật Bản, 100% nhân viên của LPTC là công nhân kĩ thuật, TS Sakurada cho biết.
Theo đánh giá của GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ý tưởng lập LPTC tại Việt Nam rất hay. Bởi theo đánh giá của ông, LPTC là mô hình hỗ trợ thiết thực cho các DNVVN, điều mà các trung tâm hỗ trợ của các Bộ ngành hiện nay không làm được.
"Tất nhiên, chúng ta không cần phải lập tới 600 trung tâm giống như Nhật Bản, song có thể thử nghiệm ở một số địa phương, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. HCM, nơi có từ 15 – 20 vạn DNVVN.
Các trung tâm này được đầu tư bài bản ngay từ đầu và không dùng cơ chế bao cấp. Nhà nước có thể có những hỗ trợ ban đầu, nhưng chủ yếu trung tâm sẽ hoạt động theo mô hình xã hội hóa, làm theo hướng hỗ trợ là chính, có thu phí nhưng không phải là kinh doanh", GS Nguyễn Mại nêu ý kiến.
Về hướng phát triển trước mắt của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, GS Nguyễn Mại cho rằng điều quan trọng nhất không phải là chạy theo những xu hướng mới mà phải biết tự đánh giá đúng trình độ công nghệ của mình.
"Chúng ta phải chịu mất một thời gian đi vào công nghiệp hỗ trợ thích ứng với trình độ hiện tại rồi sau đó nâng dần lên. Như vậy thích hợp hơn là đốt cháy giai đoạn hiện nay, khi mà chúng ta đang cần phải phát triển".
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.