Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Lo lắng của các lãnh đạo doanh nghiệp không phải không có cơ sở. Áp lực lên tỷ giá USD/VND tăng mạnh trong tháng 10/2022 và Ngân hàng Nhà nước liên tục có những biện pháp điều hành để ổn định thị trường ngoại hối.
Vào ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức +/- 3% lên +/- 5%. Tiếp đó, giá bán USD giao ngay tại Sở GDNHNN được nâng lên 24.380 đồng, từ mức 23.925 đồng trước đó và tiếp tục tăng lên 24.870 đồng sau một tuần (24/10, tương đương mức tăng 7,4% so với cuối năm 2021). Bên cạnh đó, lãi suất điều hành cũng đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng thêm 100 điểm cơ bản lần thứ hai trong vòng hai tháng, với mục đích chính để giảm áp lực đối với tỷ giá.
Đây là động thái điều chỉnh biên độ lần đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước sau gần 10 năm, cùng với đó là đợt điều chỉnh giá bán tại Sở Giao dịch NHNN lần thứ tư liên tiếp trong vòng một tháng. Mục tiêu nhằm phù hợp với biến động mạnh và liên tục gia tăng của tỷ giá USD/VND khi đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường thế giới. Tỷ giá bán tại các ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh tăng khá mạnh sau khi nới biên độ giao dịch và đến nay áp lực vẫn chưa thể hạ nhiệt khi tỷ giá bán tại các ngân hàng vẫn quanh mức trần giao dịch mới…
Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc qoàn quốc Khối Kinh doanh tiền tệ và Thị trường vốn của Ngân hàng HSBC Việt Nam, nhận định: “Tính tới ngày 25/10, đồng Việt Nam đã giảm khoảng 8% so với USD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán USD ra nhằm hỗ trợ thị trường trong trường hợp cần thiết và giữ đồng Việt Nam ổn định”.
Đồng tiền Việt Nam trượt giá, theo đánh giá của SSI Research, nhóm doanh nghiệp sử dụng các khoản vay nước ngoài để tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị tác động mạnh nhất từ rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn như QTP, dư nợ bằng USD tính đến thời điểm cuối quý II/2022 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 49 triệu USD), chiếm 53% tổng dư nợ.
Do USD tăng giá, theo SSI Research, có thể dẫn đến QTP lỗ chênh lệch tỷ giá. USD đã tăng 4,5% trong thời gian từ ngày 30/6 đến ngày 17/10/2022, dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ước tính sẽ ở mức 52 tỷ đồng (trong 6 tháng đầu năm, QTP ghi nhận 27 tỷ đồng lỗ tỷ giá do USD tăng giá 2,2%).
Hay như tại HPG, USD tăng giá 1% so với VND ước tính dẫn đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khoảng 500 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,5% lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HPG.
Trong khi đó, tính đến quý II/2022, lượng tiền mặt ròng đạt 4,9 nghìn tỷ đồng có thể giúp FPT hạn chế được rủi ro từ việc tăng lãi suất cho vay và biến động tỷ giá. Đối với các khoản nợ bằng USD: dư nợ khoảng 381 triệu USD (chiếm 40% tổng dư nợ của FPT) được phòng ngừa rủi ro toàn bộ bằng các hợp đồng tương lai. FPT cũng ghi nhận doanh thu bằng USD ở mức khoảng 158 triệu USD (tương đương 41% dư nợ bằng USD), giúp bù đắp một phần tác động giảm giá của VND.
Thậm chí, VHC còn hưởng lợi từ việc USD tăng giá do doanh thu sang Mỹ chiếm hơn 40% tổng doanh thu của công ty.
TS Trương Văn Phước, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên quyền chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, nêu quan điểm, từ đầu năm đến nay đồng Việt Nam mất giá xấp xỉ 8%, điều này đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Đồng Việt Nam lên giá so với Euro, Yên Nhật nhưng xuất nhập khẩu về cơ bản định giá bằng USD nên xuất khẩu của Việt Nam qua các thị trường khác, không phải là thị trường Mỹ vẫn có lợi cho các nhà xuất khẩu, điều này thể hiện rất rõ trong cán cân thương mại của Việt Nam là vẫn xuất siêu.
“Về phía các doanh nghiệp nhập khẩu có chịu thiệt nhưng trong tổng thể một chính sách mà tất cả đều vui là điều không thể và phải chấp nhận bên này hưởng lợi bên kia chịu thiệt thòi”, TS Phước nói.
Quay trở lại câu hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm trên đây, bà Stephanie Betant, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, HSBC Việt Nam chia sẻ, nhìn lại cục diện lâu dài tại Việt Nam, chi phí lãi suất đã tăng, tỷ giá cũng tăng và lạm phát trong xu hướng tăng, doanh nghiệp cần lập kế hoạch cho việc cấp vốn, đề cập đến yếu tố dài hạn, đa dạng hóa các nguồn vốn khác nhau, chú trọng đến tỷ giá, chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.
“Một khách hàng là nhà nhập khẩu và 60% số lượng hàng hóa nhập bằng USD và trong những tháng qua giảm tỷ lệ nợ bằng USD xuống còn 15% trong tổng số nợ và đồng thời có chính sách phòng ngừa trong 15% này. Không phải là 1 năm trước không làm thì bây giờ làm thì liệu có muộn không? Không muộn. Đây là thời điểm lý tưởng để phòng ngừa rủi ro”, bà Stephanie Betant nói.
Đồng quan điểm trên, ông Phước ví von: “Khi nói đến tỷ giá là nói đến hai đồng tiền và mỗi đồng tiền đều có những yếu tố gắn liền với lợi ích của nó và nhiệm vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, người dân cần phải chủ động tính toán. Theo đó, cần có một ‘tủ thuốc gia đình’ được trang bị các công cụ phòng chống những biến động và rủi ro cho dù sức khoẻ của doanh nghiệp như thế nào đi nữa. Lý do bởi rủi ro và biến động là một thuộc tính của thị trường ngoại hối, thị trường tài chính”.
Cũng theo ông Phước, dù đã “tủ thuốc gia đình” nhưng vẫn cần phải có các “bác sĩ”, có bệnh viện, cụ thể đó là những dịch vụ tài chính được hệ thống các ngân hàng thực hiện tư vấn cho các thành viên trong thị trường, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt các dịch vụ này để hạn chế rủi ro cho mình.
“Vượt lên trên tất cả là nhiệm vụ của một chính sách, đó là vai trò của nhà nước tạo lập ra một thị trường tương đối ổn định, mục tiêu kinh tế vĩ mô hướng tới là sự ổn định trong đó là chính sách tỷ giá cùng chính sách lãi suất ổn định và biến động vừa phải nếu có”, ông Phước nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.