'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Lê Quang Trung, Giám đốc Khối nguồn vốn VIB cho biết, Thực tế cho thấy, USD mạnh hơn đã gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Tại thời điểm ngày 7/10/2022, chỉ số Dollar Index (DXY - đo lường sức mạnh của đồng USD so với rổ tiền tệ) tăng mạnh 1,15% đạt mốc 112,23 - là vùng giá cao nhất trong 20 năm. USD mạnh hơn khiến tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên trên 24.000 đồng, mức cao nhất lịch sử.
Ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết VND không thể tránh khỏi sự suy yếu chung của các đồng tiền trên toàn châu Á bởi sự tăng giá mạnh mẽ của đồng USD trong kỳ vọng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Do đó, VND vẫn có xu hướng giảm giá thêm trong các quý tới mặc dù khoản trượt giá có thể được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nước. “Nhìn chung, dự báo tỷ giá USD/VND của UOB được đặt ở mức 24.000 trong quý IV/2022, 24.100 trong quý I/2023, 24.200 trong quý II và 24.300 trong quý III/2023”, ông Quang nói.
Phân tích về triển vọng tỷ giá, một lãnh đạo cao cấp BIDV cho rằng biến động của tỷ giá trong nước vẫn theo chiều hướng tăng nhiều hơn bởi hai nguyên nhân. Thứ nhất, Fed nhiều khả năng tiếp tục lộ trình thắt chặt mạnh mẽ, nâng lãi suất điều hành thêm khoảng 125 điểm, lên quanh mức 4,4% trong bối cảnh nguy cơ suy thoái tại các nước Eurozone đang ngày một gia tăng do khủng hoảng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông.
Thứ hai, cung cầu trong nước khó có thể sớm cải thiện do nhu cầu ngoại tệ chuyển lợi nhuận về nước, trả nợ vay thường có xu hướng gia tăng trong giai đoạn cuối năm và rủi ro từ môi trường quốc tế vẫn lớn tác động đến kỳ vọng, tâm lý găm giữ USD của doanh nghiệp, cá nhân.
Mặc dù vậy, vị lãnh đạo BIDV cũng kỳ vọng đà tăng của tỷ giá trong nước sẽ chậm lại với điểm tựa lớn đến từ những chính sách điều tiết linh hoạt của cơ quan quản lý thông qua việc phối hợp đồng bộ điều hành tỷ giá linh hoạt với điều tiết lãi suất phù hợp, đồng thời Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán can thiệp khi cần thiết.
“Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ khác nhau để thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, giữ cho tỷ giá không tăng quá mạnh. Nhiều khả năng chênh lệch lãi suất VND-USD sẽ tiếp tục được điều tiết ở mức dương để giảm áp lực lên tỷ giá giống như các giai đoạn trong quá khứ (2015, 2018), với kỳ vọng bình quân kỳ hạn 1 tuần quanh khoảng 2,5 - 3,5”, vị lãnh đạo này bày tỏ quan điểm.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích VNDirect, nhận định: Nhiều khả năng áp lực tỷ giá sẽ giảm bớt từ giữa năm 2023 khi VND lấy lại đà tăng nhờ nguồn thu từ tăng trưởng xuất khẩu cũng như dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn ổn định”.
Trao đổi về tác động tỷ giá, lãnh đạo cao cấp Công ty Cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc ở Bắc Giang cho biết thời điểm này khá căng thẳng khi khách hàng ở nước ngoài rút ngắn thời gian đặt hàng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát. Trong khi đó, doanh nghiệp là đơn vị xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu nguyên vật liệu và giá tăng mạnh khiến phần lãi chênh lệch từ tỷ giá hầu như không đáng kể.
Ông Phan Thanh Tịnh, Giám đốc Công ty TNHH thuỷ sản Việt u (Đồng Nai) cho biết thời gian gần đây, ông không nhập nguyên vật liệu trực tiếp mà qua trung gian và một trong những lý do chính là biến động tỷ giá. Do đó, giá của hàng nhập khẩu hiện tại tính theo ngày chứ không tính theo tuần hay theo tháng.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối phân tích VNDirect, cho biết đồng EUR giảm xuống dưới 1,02 USD vào ngày 7/7/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. Đồng tiền chung của khu vực EU đã liên tục giảm giá do lo ngại về suy thoái đến từ vấn đề nguồn cung năng lượng của EU, khi Nga đe dọa sẽ giảm cung cấp khí đốt cho Đức và nhiều nước khác. Dự đoán lợi nhuận ròng các công ty may mặc như MSH, TNG, TCM sẽ giảm 5% - 10% so với quý II/2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Bà Hiền cho biết, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng USD tăng cao làm gia tăng chi phí đối với những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa hình thức trả lãi (lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi) và kỳ hạn khoản vay (ngắn hạn hay dài hạn).
“Đối với hình thức trả lãi, những doanh nghiệp có khoản vay bằng đồng USD với lãi vay cố định và/hoặc thả nổi đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá (đánh giá lại khoản vay) do ảnh hưởng bất lợi của biến động tỷ giá và lãi vay đồng USD. Những doanh nghiệp có khoản vay USD với lãi suất cố định sẽ chịu áp lực gia tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá khi đánh lại giá trị khoản vay do tác động của tỷ giá. Đồng USD mạnh lên sẽ kéo theo việc giá trị của chi phi lãi vay lẫn giá trị nợ gốc tăng lên khi quy ra VND”, bà Hiền nói.
Thêm vào đó, những doanh nghiệp sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ chịu áp lực lớn hơn những khoản vay có lãi suất cố định. Nguyên do là ngoài chịu tác động về tỷ giá lên chi phí lãi và nợ gốc, khoản vay thả nổi sẽ còn chịu thêm áp lực tăng chi phí lãi vay khi lãi suất khoản vay bằng đồng USD tăng lên do Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Đối với thời hạn trả lãi, những doanh nghiệp có tỷ trọng nợ vay ngắn hạn lớn sẽ bị tác động tiêu cực hơn những doanh nghiệp có tỷ trọng nợ vay dài hạn lớn.
Bà Hiền nói: “Fed với quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ sẽ gây ra áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái, khiến cho giá trị các khoản vay ngắn hạn gia tăng về nợ gốc, gây ra những rủi ro về dòng tiền đối với doanh nghiệp khi phải xoay xở để trả nợ gốc và chi phí lãi vay”.
Tình huống đáng lo là, khi khoản nợ vay ngắn hạn này đáo hạn, khả năng cao doanh nghiệp sẽ phải vay mới với lãi suất cao hơn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh (gia tăng chi phí lãi vay). Ngược lại, những doanh nghiệp có tỷ trọng cao khoản vay USD dài hạn sẽ chưa phải đối diện với việc đáo hạn nợ gốc. Tuy nhiên, biến động bất lợi của tỷ giá cũng sẽ khiến cho các doanh nghiệp này phải đánh giá lại khoản vay và ghi nhận lỗ kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh, cũng như gia tăng chi phí lãi vay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.