Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) có địa chỉ trụ sở chính tại quận Gò Vấp, TPHCM. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất với tên gọi Liên hiệp các Xí nghiệp May TPHCM. Đến năm 1993, Liên hiệp này được tổ chức lại thành Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn).
Đến năm 2004, Garmex Sài Gòn được cổ phần hóa. 2 năm sau, cổ phiếu GMC được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).
Là doanh nghiệp có truyền thống lâu đời tại TPHCM, Garmex Sài Gòn từng nhận Huân chương lao động hạng 3 vào năm 2013, thường xuyên trong top những công ty có hoạt động tốt nhất được Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.
Hiện tại, công ty này có 5 nhà máy gồm An Nhơn, An Phú, Bình Tiên (TPHCM), Tân Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Garmex Quảng Nam (Quảng Nam) với tổng diện tích hơn 10ha, gồm 70 dây chuyền sản xuất.
Công ty sản xuất các loại hàng may mặc công nghiệp với sản phẩm chính là quần áo may sẵn; sản xuất giường, tủ bằng vật liệu vải.
Khách hàng của Garmex Sài Gòn là các thị trường xuất khẩu như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với các đối tác như Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển), Nits (Nhật Bản), Columbia (Mỹ), Cutter&Buck (Mỹ) hay Sport Master (Nga). Hàng tủ công nghiệp bằng vải thì bán cho Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex).
Tuy nhiên, Garmex Sài Gòn mới đây đã thừa nhận tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại trong bối cảnh ngành may "càng làm càng lỗ".
Công ty đã mạnh tay cắt giảm nhân sự rất nhiều trong thời gian qua. Nếu như trước dịch, công ty có những thời điểm duy trì nhân viên khoảng 4.000 người thì từ đầu năm tới nay, con số này đã giảm đáng kể.
Tại ngày 31/3, công ty giảm từ 1.982 người xuống còn 185 người, tương đương giảm 91%. Tưởng chừng như không giảm thêm được nữa nhưng tới ngày 30/9, cả công ty chỉ còn 37 nhân viên.
Hồi tháng 9, tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường, lãnh đạo công ty cho biết chi phí nhân sự hàng tháng khoảng 651 triệu đồng. Ban điều hành đã thỏa thuận với người lao động để giảm tiền lương ngay từ những tháng đầu năm. Trong năm 2024, công ty sẽ tiếp tục rà soát vấn đề nhân sự, tùy theo tình hình để tiếp tục điều chỉnh lương cho sát thực tế.
Công ty cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời chưa tuyển lại lao động cho ngành truyền thống. Khi có sự thuận lợi của thị trường vừa đủ, công ty có đầu tư khôi phục lại ngành may hay không thì tùy thuộc vào tình hình thị trường.
Câu chuyện cắt giảm nhân viên của Garmex Sài Gòn phần nào đã thể hiện được tình hình kinh doanh doanh nghiệp trong thời gian qua. Công ty thường xuyên rơi vào trạng thái không có đơn hàng, không phát sinh doanh thu từ dệt may dẫn đến thua lỗ. Tính tới quý III năm nay, doanh nghiệp dệt may này đã lỗ liên tiếp 5 quý. Lỗ lũy kế gia tăng, ở mức gần 66 tỷ đồng.
Giai đoạn rực rỡ nhất của Garmex Sài Gòn là năm 2018 với doanh thu vượt 2.045 tỷ đồng và lợi nhuận 121 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động. Năm 2019, công ty cũng có lợi nhuận tốt đạt 104 tỷ đồng.
Garmex Sài Gòn bắt đầu phát sinh lỗ từ quý II/2020 với số lỗ hơn 8 tỷ đồng, doanh thu giảm 31%. Lúc này, nguyên nhân giảm doanh thu là do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, đơn hàng giảm. Việc thua lỗ kéo dài sang quý III/2020 nhưng cả năm, công ty vẫn lãi.
Tuy nhiên, Garmex Sài Gòn chỉ thực sự suy sụp vào năm 2022. Lần đầu tiên trong lịch sử công ty kể từ khi niêm yết, lợi nhuận cả năm lỗ khoảng 66 tỷ đồng. Doanh thu cũng giảm 73% xuống còn 292 tỷ đồng, mất mốc doanh thu nghìn tỷ mà doanh nghiệp duy trì được suốt 9 năm liên tiếp (từ 2012).
Giải trình về sự suy giảm này, Garmex Sài Gòn cho biết năm 2022, công ty chủ yếu sản xuất các đơn hàng gia công. Đồng thời từ giữa tháng 8, công ty phải tạm ngừng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho. Bước sang quý IV, công ty nhận sản xuất các đơn hàng gia công số lượng nhỏ, giá cạnh tranh, năng suất thấp nên doanh thu giảm đáng kể.
Tại cuộc họp cổ đông bất thường hồi tháng 9, lãnh đạo công ty cho biết ngành dệt may chưa có biến động lớn, tồn kho nhiều ở nước ngoài. Nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu chưa có sự tăng trưởng lớn, đơn hàng mới còn ít, hàng hóa giá trị thấp, thị trường chưa thực sự khởi sắc. Tình hình thị trường ra sao phải đợi 3 quý nữa (tức quý II/2024) trong khi lãi suất đang tăng.
Doanh thu của Garmex Sài Gòn đến từ 2 nguồn chính: nội địa và xuất khẩu. Từ năm 2021 trở về trước, doanh thu phần lớn đến từ xuất khẩu. Từ năm 2022, doanh thu nội địa là chủ yếu, phần lớn đến từ việc bán hàng cho Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Gilimex (mã chứng khoán: GIL).
Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, công ty Gilimex sở hữu 7,09% vốn Garmex Sài Gòn.
Ngoài vai trò cổ đông lớn, Gilimex là đối tác thân thiết, đóng góp một phần không nhỏ doanh thu của Garmex Sài Gòn. Riêng trong 9 tháng đầu năm nay, Garmex Sài Gòn bị giảm doanh thu vì không còn ghi nhận bán hàng từ Gilimex. Trong khi cùng kỳ năm trước, đối tác này góp 224 tỷ đồng, chiếm 81% tổng doanh thu Garmex Sài Gòn. Còn năm 2022, doanh thu từ Gilimex chiếm 77% cơ cấu.
Khó khăn bắt nguồn từ việc trong tháng 12/2022, Gilimex có đơn kiện Amazon Robotics LLC (Amazon), đòi bồi thường 280 triệu USD (khoảng 6.600 tỷ đồng).
Gilimex là đối tác chính của Amazon giai đoạn 2014-2022, đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho bằng thép và vải dùng để chứa hàng hóa của Amazon. Tuy nhiên, Gilimex cáo buộc Amazon đã vi phạm cam kết khiến công ty gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex với tổng giá trị đơn đặt hàng lên đến 146,6 triệu USD vào năm 2021. Để đáp ứng nhu cầu của Amazon, Gilimex bỏ qua các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear.
Vụ việc này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Gilimex và đồng thời làm Garmex Sài Gòn - đơn vị đối tác bị ảnh hưởng theo, khi một phần doanh thu phụ thuộc vào các đơn hàng từ Gilimex.
Trong bối cảnh hiện tại, Garmex Sài Gòn cho biết sẽ tối ưu hóa nguồn lực hiện có, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để giảm thiểu rủi ro.
Trước đó, công ty có kế hoạch thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho liên quan đến hàng gia công cho Gilimex trị giá 100 tỷ đồng. Gilimex đang tiếp tục làm việc với đối tác của họ trong quý IV để giải quyết các khúc mắc nên công ty cũng tiếp tục thúc đẩy Gilimex giải phóng hàng tồn kho cho công ty trong quý IV.
Đối với nguyên phụ liệu tồn kho 24 tỷ đồng, công ty dự kiến thanh lý bằng hình thức chào giá cạnh tranh. Thậm chí, công ty còn có ý định thanh lý nhà máy Tân Mỹ và Quảng Nam, đang tiếp tục định giá nhà xưởng.
Công ty cũng cho biết có đầu tư mới vào dự án nhà ở của Công ty Cổ phần Phú Mỹ trong năm nay. Dự án này có diện tích khoảng 1,5ha, thời điểm thích hợp sẽ bán hàng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.