'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nhìn lại năm 2020, chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định: mặc dù ở những quý cuối năm đã có dấu hiệu tích cực trở lại, song đà hồi phục của nền kinh tế trong năm mới sẽ còn rất yếu ớt.
"Có thể thấy bắt đầu từ quý III, kinh tế toàn cầu bắt đầu khởi sắc, phục hồi mạnh hơn quý II rất nhiều và chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng quý IV còn tốt hơn thế nữa. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Theo xu hướng chung của thế giới, nước ta đang có những tín hiệu trở lại rất mạnh mẽ", ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, đà phục hồi sẽ kéo dài đến hết năm 2021, tuy nhiên có thể bị kìm hãm bởi một số khó khăn bất định, chẳng hạn như tình hình đại dịch còn rất căng thẳng, vắc-xin ngừa Covid-19 tiến triển chậm chạp, phát hiện thêm biến chủng mới của virus SARS-CoV-2...
Trong bối cảnh khó lường, ông Nghĩa cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% của chính phủ hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên cần một động lực rất mạnh.
"Để thực hiện được kế hoạch tăng trưởng, cần phải nhìn vào thành quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, đầu tư khu vực tư nhân nội địa và đầu tư nước ngoài. Mặc dù đầu tư công và đầu tư nước ngoài đang tỏ ra khá hiệu quả, thế nhưng đầu tư khu vực tư nhân thì đâu đó còn rất dè dặt", ông Nghĩa nhận định.
Kết quả hạn chế này đến từ hai nhược điểm, đó là sự kết nối mờ nhạt của các doanh nghiệp Việt Nam, không hỗ trợ lẫn nhau để khai thác được thị trường nội địa và không tận dụng được những cơ hội xuất khẩu sang nước ngoại một cách có hiệu quả.
"Chính vì vậy, trong năm mới, tôi mong rằng chính phủ sẽ đẩy mạnh kết nối của các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng để tạo ra bước đột phá cho đầu tư khu vực tư nhân nội địa so với năm trước", ông Nghĩa bày tỏ.
Bên cạnh đó, nhà quan sát kinh tế này cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của yếu tố tiêu dùng nội địa, một cấu phần nằm trong "cỗ xe tam mã" đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập hồi tháng 7/2020.
"Tôi cho rằng đây là đột phá quan trọng nhất, hơn cả đầu tư. Thực tế cho thấy, trong khi dịch bệnh bùng phát, tiêu dùng nội địa vẫn giữ được mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là thương mại bán lẻ, điện tử... Việc người dân tiêu dùng nhiều hơn sẽ góp phần phục hồi ngành du lịch, giao thông vận tải cả đường bộ lẫn đường hàng không, qua đó tạo sức bật cho sản xuất, dịch vụ trong nước", ông Nghĩa cho biết.
Ở góc độ tiếp cận của nhà phân tích ngành ngân hàng, TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% sẽ gây tác động không nhỏ đến mức lãi suất hiện nay.
"Tôi thấy quan điểm năm 2021 vẫn còn nhiều dư địa giảm lãi suất cũng cẩn phải cẩn thận. Bởi vì chúng ta có thể gặp phải một khó khăn khác đó là nguy cơ lạm phát. Tôi nghĩ rằng năm mới nên đặt mục tiêu là cố gắng ổn định lãi suất như năm 2020 để tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp", ông Nghĩa cho hay.
Những vấn đề căng thẳng về vốn trong nền kinh tế đã bắt đầu xuất hiện do có thêm các quy định phát hành trái phiếu với lãi suất khá cao, ngoài ra là tình trạng hàng loạt các ngân hàng đến cuối năm cạn "room tín dụng", thậm chí vượt mức...
"Việc quan trọng nhất năm 2021 là giảm bớt các quy định về room tín dụng cho các ngân hàng thương mại, hoặc có thể đưa ra một khung room đi cùng với tăng trưởng kinh tế là tốt nhất. Việc nới lỏng những hạn chế này có thể giúp tự do hóa lãi suất, ở một mức độ minh bạch nhất định. Tháo gỡ hạn chế cho room tín dụng cũng là cách để doanh nghiệp mở thêm hoạt động trên nền tảng chi tiêu khác", ông Nghĩa phân tích.
Chia sẻ quan điểm trong năm mới, TS Lê Đăng Doanh đánh giá rất cao kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt được trong năm qua, tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh rằng không nên đầu tư dàn trải mà chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực mà tư nhân không làm được, như xây dựng kết cấu hạ tầng (bao gồm y tế, giáo dục...) còn các lĩnh vực khác cứ để tư nhân làm.
"Hiện nay vốn ngân sách rất khó khăn, cần phải vượt qua được rào cản đó, không thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ rất hạn chế trong thời gian tới, cần có thêm cơ chế thích hợp như hợp tác công - tư để mở rộng và thu hút thêm vốn", ông Doanh nói.
Ông Doanh cho rằng Việt Nam vừa bước qua một thập kỉ thành công, đã hội nhập kinh tế sâu, đa dạng hóa - đa phương hóa, tránh được việc phụ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế lớn khác. Việt Nam cũng có thêm nhiều đối tác, có đối trọng và giữ được độc lập tự chủ.
Trong bối cảnh đó, để tiếp tục giữ vững và phát triển được các thành công này, chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển mạnh sang kinh tế số hóa. Một chính phủ điện tử với tất cả giao tiếp với người dân đều thông qua mạng sẽ giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện nay, thì mới có thể vương lên trong các năm kế tiếp.
"Có doanh nghiệp nói với tôi, mặc dù hầu hết các thủ tục hiện nay đều qua mạng, song vẫn còn một bước cuối cùng là phải in 'một xe tải giấy má' đến để nộp, kèm đó là phải có phong bì... đó là một trong những vấn đề cần khắc phục", ông Doanh cho biết.
Bên cạnh đó, ông Doanh cũng nhấn mạnh chính phủ cần phải phát huy nguồn nhân lực Việt Nam, sự sáng tạo của kinh tế tư nhân. Theo ông, thời gian qua các chính sách đã quá ưu đãi cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dẫn tới những hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân, ví dụ như đầu tư nước ngoài của Đài Loan không đem lại giá trị lớn, nhưng lại phung phí quá nhiều ưu đãi...
"Thêm vào đó, cần cắt giảm những chi phí kém hiệu quả, gây lãng phí như cổng chào, biểu ngữ... để dồn lực cho phát triển kinh tế số hóa", ông Doanh nói thêm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.