Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước tính đạt 79,3 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 22,1 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 57,2 tỷ USD, tăng 19%.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và có tốc độ tăng cao, đáng chú ý có sự quay trở lại của nhóm hàng điện thoại và linh kiện. 5 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 16 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.
Có được kết quả này phần lớn là nhờ trong hai tháng 4 và 5, Samsung tập trung sản xuất và xuất khẩu dòng sản phẩm điện thoại mới nhất của hãng là Galaxy S8 | S8+.
Sau sự cố Galaxy Note 7 từ cuối năm trước, những tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện không mấy khả quan. Thậm chí, quý I/2017, xuất khẩu điện thoại và linh kiện còn giảm 10,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 7,4 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay, tình hình đã được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng vọt, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng xuất khẩu của cả nước.
Trong số các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngoài điện thoại và linh kiện tăng mạnh, còn có hàng dệt may tăng 9%, ước đạt 9,4 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt tăng 46,2%, đạt 9,4 tỷ USD; giày, dép đạt tăng 10,5%, đạt 5,6 tỷ USD; rau quả tăng 38,6%, đạt 1,4 tỷ USD…
Trong khi đó, xuất khầu dầu thô, do giá tăng nên dù lượng xuất khẩu giảm 12% nhưng kim ngạch lại tăng 18,5%, đạt 1,1 tỷ USD.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cũng cho biết, 5 tháng qua, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 82,0 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 32,4 tỷ USD, tăng 18,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,6 tỷ USD, tăng 27,5%.
Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, nên tính đến nay, Việt Nam đã nhập siêu trên 2,7 tỷ USD, bằng 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, khu vực trong nước nhập siêu 10,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,65 tỷ USD.
Tuy Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016; Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai, đạt 18,6 tỷ USD, tăng 51,9%, nhưng Hàn Quốc hiện mới là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam.
5 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 11,5 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi nhập siêu từ Hàn Quốc 12,9 tỷ USD, tăng 61,3%.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.