Xe

‘Cơ hội’ nào cho Hyundai Solati giá 1,08 tỷ đồng tại Việt Nam?

(VNF) - Nổi bật với kích thước lớn nhất trong phân khúc, cùng loạt trang bị sáng giá thế nhưng giá bán cao hơn đối thủ Ford Transit hàng trăm triệu đồng, đây được xem là một rào cản lớn để Hyundai Solati có thể chinh phục được người tiêu dùng trong nước.

‘Cơ hội’ nào cho Hyundai Solati giá 1,08 tỷ đồng tại Việt Nam?

‘Cơ hội’ nào cho Hyundai Solati giá 1,080 tỷ đồng tại Việt Nam?

Ford Transit từ lâu đã được biết đến là mẫu xe thương mại được nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam tin dùng, lựa chọn, không có nhiều ngạc nhiên khi mẫu xe này “bán đắt như tôm tươi” và đứng đầu trong phân khúc.

Nếu như đặt lên bàn cân để đong đếm thì mẫu xe Hiace của Toyota Việt Nam mới xứng tầm, thế nhưng vài năm trở lại đây đứa “con cưng” của hãng xe Nhật Bản dường như “lấp vế” khiến cho cuộc đua trở nên khá tẻ nhạt.

Dưới thời Thaco Trường Hải, Hyundai Solati có giá bán 1,19 tỷ đồng

Nhận thấy tiềm năng lớn, “ông lớn” Thaco Trường Hải cũng từng “nhảy” vào sân chơi đầy tiềm năng này bằng mẫu minibus 16 chỗ ngồi Hyundai Solati, giới thiệu vào tháng 4 năm ngoái. Thời điểm đó, mức giá bán cho mẫu xe này là 1,19 tỷ đồng.​

Thế nhưng không hiểu vì lý do nào, chỉ sau hơn 1 năm có mặt trên thị trường, Solati của Thaco Trường Hải bất ngờ bén duyên về nằm “dưới trướng” của Hyundai Thành Công.

Cụ thể, ngày (15/6), Hyundai Thành Công Thương Mại (HTCV) đã chính thức giới thiệu tới thị trường Việt Nam mẫu Hyundai Solati. Về kiểu dáng, Hyundai Solati được HTCV giới thiệu lần này không có nhiều điểm khác biệt so với dòng sản phẩm do Thaco phân phối trước đó.

So với thời điểm được Thaco phân phối, chiếc xe khách 16 chỗ này đã có mức giá thấp hơn, chỉ còn 1 tỷ 80 triệu đồng. Còn khi so sánh với giá bán của Ford Transit, Hyundai Solati có giá cao hơn từ 161 triệu đồng (bản cao cấp) đến 208 triệu đồng (bản cấp thấp).

Nếu như Toyota Hiace và Mercedes-Benz Sprinter chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu thì Ford Việt Nam và Hyundai Thành Công lựa chọn lắp ráp trong nước để hưởng các ưu đãi từ phí Chính Phủ.

Tại buổi ra mắt Hyundai Solati, đại diện nhà sản xuất kỳ vọng doanh số hàng tháng sẽ đạt được 250 xe/tháng. Với cái bóng quá lớn từ “cái rễ” lâu năm trên thị trường, Hyundai Solati sẽ cần khá nhiều thời gian để có thể chiếm được tình cảm của người dùng.

Trong tương lai gần, nhà sản xuất sẽ tung ra thị trường phiên bản Limo, tiếp sau đó là phiên bản Van và bản School Bus. Dự kiến đến cuối năm 2019, Hyundai Solati sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% và hướng đến xuất khẩu.

Hyundai Solati được giới thiệu lần đầu tại triển lãm xe thương mại IAA diễn ra tại Hannover, Đức với tên gọi H350. Solati phát âm theo tiếng Ý có nghĩa là “Tiện nghi”, âm tea có nghĩa là năng lượng mặt trời bắt đầu một ngày mới.

Diện mạo bên ngoài của minibus Solati nổi bật với bộ lưới tản nhiệt dạng hình thang lớn, đi kèm là các thanh ngang mạ crôm sáng. Cụm đèn pha sử dụng bóng Projector, tích hợp thêm dải đèn LED chiếu sáng ban ngày.

Gương chiếu hậu thiết kế dạng gập, tích hợp đèn bảo rẽ và sử dụng gương cầu lồi.

Hyundai Solati có hàng ghế bọc da đục lỗ, ghế lái chỉnh điện 6 hướng, vô-lăng 3 chấu tích hợp các phím chức năng.

Trang bị tiện nghi gồm: cửa sổ chỉnh điện, điều hòa hai vùng độc lập, hệ thống âm thanh CD/MP3 với cổng USB/Bluetooth/iPod, màn hình TFT 4.2 inch trên bảng táp-lô.

Hệ thống giải trí với một màn hình DVD nằm ở chính giữa tích hợp hệ điều hành Android với tính năng định vị GPS và bản đồ 3D.

Không gian bên trong của Hyundai Solati

Về khả năng vận hành, Hyundai Solati sử dụng động cơ diesel 4 xi-lanh, CRDI, dung tích 2.5 lít, công suất 170 mã lực tại 3.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 422 Nm tại 1.500-2.500 vòng/phút. Đông cơ trên kết hợp cùng hộp số sàn 6 cấp. Trang bị an toàn trên xe bao gồm: hệ thống chống bó phanh ABS, túi khí ghế người lái.

Xem thêm: Hyundai Thành Công ‘thế chân’ Thaco Trường Hải phân phối minibus Solati

Tin mới lên