'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Một báo cáo có tên “Thu hút đầu tư gián tiếp vào Việt Nam” do VinaCapital vừa phát đi đã nhận định, đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII – là đầu tư thông qua vốn cổ phần hoặc trái phiếu) là một lĩnh vực mà Việt Nam có cơ hội thu hút dòng vốn hậu Covid-19. Đặc biệt khi ngân hàng trung ương các nước có thể sẽ in thêm 6.000 USD trong năm 2020 thông qua các chương trình nới lỏng định lượng.
VinaCapital cho rằng động thái này tương tự với diễn biến sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tại thời điểm đó, chương trình nới lỏng định lượng với 2.000 tỷ USD đã giúp hỗ trợ nền kinh tế của các quốc gia phát triển nhưng phần lớn số tiền mới được rót vào thị trường cuối cùng lại được đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Tại Mỹ, 11 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giá cổ phiếu đã tăng vọt khoảng 5 lần (tính đến đầu năm 2020) trong khi doanh thu của các công ty chỉ tăng gấp đôi đã minh chính cho tác động của dòng tiền tại các ngân hàng trung ương là động lực lớn nhất cho giá cổ phiếu.
Trong khi đó tại Việt Nam, chỉ số Vn-Index đã tăng gần 50% trong năm 2017 khi Ngân hàng Trung ương châu Âu phát hành 1.000 tỷ USD tiền mới. Thực tế, khoảng một nửa số tiền mới được tạo ra đã rời khỏi châu Âu và hầu hết đều dừng chân ở các thị trường chứng khoán cận biên và mới nổi, bao gồm Việt Nam.
Do đó, với lượng tiền 6.000 tỷ USD sắp “đổ bộ” vào thị trường tài chính toàn cầu kể trên ông Andy Ho – Trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital cho rằng, những nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận sẽ chú ý tới thị trường Việt Nam nhiều hơn.
Bởi lẽ họ muốn kiếm lời từ những khoản cổ tức và lãi suất trái phiếu ở mức 3-4%, tiền gửi có kỳ hạn ở mức 6-7%. Trong khi đó, tại quốc gia của họ trái phiếu được giao dịch ở lãi suất âm, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cũng ở mức dưới 0.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị và môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang được đánh giá là ổn định với việc đồng tiền nội tệ luôn giữ được “phong độ”. Đặc biệt, Việt Nam hiện có 97 triệu dân trong đó một nửa dân số ở dưới độ tuổi 35 và thu nhập bình quân nhóm phổ thông ở mức 3.000 USD/năm. Mức thu nhập này đang tăng dần và theo đó sức mua cũng tăng lên. Điều này là lợi thế lớn thu hút nhiều doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“Tóm lại là chúng ta cần thay đổi để trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư nước ngoài để có thể tiếp cận tối đa dòng vốn mà các ngân hàng trung ương bơm vào. Chúng ta đều biết, bằng kinh nghiệm và trải nghiệm rằng dòng vốn này chắc chắn sẽ hỗ trợ đáng kể cho thị trường chứng khoán”, ông Andy Ho nói.
Cũng theo ông Andy Ho, một vấn đề lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài thường không hài lòng khi tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam là giới hạn sở hữu nước ngoài. Quy định về sở hữu nước ngoài đã được đơn giản hóa một phần vào năm 2015, nhưng chỉ có 82 công ty (trong số 1.700 công ty niêm yết) đã thực sự nới room ngoại. Đây là một con số quá nhỏ và là cản trở lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài xem xét đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hiện tại có 30 cổ phiếu nội đã kín room ngoại, không còn cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài mua. Nếu một nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần của một trong những công ty trong danh sách này, họ phải mua từ một nhà đầu tư ngoại khác với mức chênh lệch cao hơn 7-15% so với giá niêm yết hiện hành.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng là một rào cản lớn nhất của Việt Nam trong nỗ lực được xem xét thăng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi trên MSCI.
Ngoài ra, sự thiếu đa dạng trong sản phẩm đầu tư cũng là một điểm trừ đối với thị trường chứng khoán khi chỉ có một số nhóm cổ phiếu chi phối thị trường như ngân hàng, bất động sản...trong khi nhà đầu tư nước ngoài muốn có nhiều lựa chọn hơn từ thị trường, như cổ phiếu viễn thông, điện, phân bón... thậm chí là y tế.
Tuy nhiên, để chờ đợi sự thay đổi từ chính sách sẽ mất khá nhiều thời gian trong khi nguồn vốn dồi dào sẽ chẳng chờ đợi ai nên trong thời gian qua đã xuất hiện những động thái rục rịch chào đón “cá lớn”.
Ví dụ như mới đây, VPBank vừa thông qua phương án mua lại cổ phiếu quỹ với khối lượng lên tới 5% lượng cổ phiếu đang lưu hành và giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 23,45% xuống 15%.
Theo lý giải của lãnh đạo ngân hàng này, trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn ra, đã xuất hiện các đối tác nước ngoài bán cổ phiếu VPBank trên sàn và đây là một cơ hội để mua lại nhằm dành một tỷ lệ cổ phần tương đối cho một nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng có khả năng hỗ trợ ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng này còn cho biết sẽ có thể chào bán tới 49% cổ phần tại "con gà đẻ trứng vàng" FE Credit và hiện đã nối lại đàm phán với các đối tác sau khi quá trình bị tạm ngưng vì dịch Covid-19.
Như vậy, một lượng cổ phần lớn được dành cho cổ đông ngoại sẽ luôn có giá trị cao hơn đối với một ngân hàng hay một doanh nghiệp về cả giá trị cổ phiếu và vị thế trên thương trường.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.