Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Các yêu cầu đầy tham vọng của Chính phủ, thể hiện qua chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, mà nghị định mới phải bảo đảm, đó là bảo vệ được quyền lợi và tài sản nhà nước, hướng tới đa sở hữu doanh nghiệp (DN), nâng cao hiệu quả quản trị của DN; bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và người lao động dôi dư sau cổ phần hóa.
Vấn đề nóng nhất được quan tâm vẫn là tránh thất thoát tài sản nhà nước - nhất là đất đai. Việc rất nhiều DNNN sở hữu "đất vàng", nhưng trong tiến trình cổ phần hóa, định giá đất đai rẻ hơn rất nhiều so với giá trị thị trường, gây thất thoát lớn cho Nhà nước là vấn đề quan trọng nhất mà Chính phủ đang tìm giải pháp đối phó. Tuy nhiên, đất đai chỉ là phần nổi của vấn đề. Để cổ phần hóa hiệu quả, nghị định cần giải quyết những vấn đề căn bản hơn.
Với nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, các tài sản khác hầu như không có mấy phần giá trị, chỉ còn đất đai, tính theo giá thị trường, là tài sản giá trị nhất. Thất thoát đến từ chỗ, đất đai thường bị cố ý định giá rất thấp trong khi giá thị trường lại rất cao, đặc biệt ở những vị trí đắc địa nằm ở trung tâm các đô thị hiện nay. Để xử lý vấn đề đó, dự thảo đề xuất phương án sử dụng đất phải được ban hành trước khi phê duyệt phương án cổ phần hóa, với mục tiêu kiểm soát được việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, định giá được đúng giá trị, từ đó bảo vệ được lợi ích nhà nước.
Cách tiếp cận này không hoàn toàn hợp lý và chỉ giải quyết được phần ngọn. Nó hạn chế bớt sự trục lợi trong ngắn hạn, nhưng dài hạn có thể gây bất lợi cho tốc độ cổ phần hóa.
Cổ phần hóa muốn nhanh và hiệu quả, cần thu hút được các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn. Nhưng nếu tăng cường kiểm soát kế hoạch sử dụng tài sản của các nhà đầu tư, những người đã mua DN, và trở thành chủ sở hữu, liệu họ có mặn mà tham gia mua cổ phần? Đáng lẽ ra, cổ phần hóa xong, tài sản thuộc về tay tư nhân rồi thì cần tôn trọng quyền quyết định của chủ sở hữu mới. Chủ sở hữu muốn kinh doanh gì có lợi: làm siêu thị, cao ốc, hoặc có để không đi chăng nữa, hoàn toàn là quyền của DN.
Kinh nghiệm cho thấy Nhà nước chắc chắn không thể "giỏi hơn" DN trong kinh doanh. Tự bản thân DN biết sử dụng tài sản vào đâu để sinh lãi nhiều nhất. Vì vậy, liên quan đến kế hoạch kinh doanh của DN, không thể quy định cứng là người mua phải có kế hoạch kinh doanh ngay khi người ta còn chưa sở hữu nó. Và khi mua rồi, tùy theo thực tế thị trường, DN cần được linh hoạt, không thể bắt "ôm cứng" lấy kế hoạch cũ nếu thị trường thay đổi.
Vì những hạn chế nêu trên, Chính phủ cần tính đến giải pháp căn bản hơn để xử lý tài sản đất đai. Về ngắn hạn, các vấn đề cần cân nhắc nên là:
Thứ nhất, nên phân loại DN để có phương án giải thể hay cổ phần hóa. DN nào làm ăn thua lỗ hoặc kinh doanh kém hiệu quả kéo dài, cần kiên quyết giải thể. Sau khi giải thể, đất đai đó có thể giao lại cho chính quyền địa phương và địa phương bán đấu giá công khai. Kinh nghiệm ở TP. HCM cho thấy, công khai đấu giá tài sản đất đai bao giờ cũng đưa giá trị khu đất về sát giá thị trường nhất, do đó làm lợi cho ngân sách nhiều nhất. Các tài sản khác của những DNNN thua lỗ thực chất thường không có nhiều giá trị, những tài sản này có thể bán thanh lý, hoặc đấu giá để thu hồi lại một phần.
Bộ Tài chính đã đề nghị thanh tra 60 dự án bất động sản chuyển đổi tại các DNNN cổ phần hóa. Trong ảnh: Dự án Madison (Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 thuộc NovaLand làm chủ đầu tư) tại 15 Thi Sách, P. Bến Nghé, Q.1. Dự án gồm 20 tầng. Ảnh: TL
Thứ hai, đối với DNNN sở hữu đất đai vốn có nguồn gốc là Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích cũng cần kiên quyết thu hồi. Sau thu hồi có thể bán đấu giá để nộp số tiền thu được vào ngân sách.
Thứ ba, đối với DNNN làm ăn hiệu quả, tự phát triển được tài sản bất động sản của mình từ nguồn vốn và tài sản tích lũy được; thì tài sản đất đai cần được tính đúng, tính đủ trong kế hoạch cổ phần giá. Việc định giá cần tiến hành độc lập, cần triệt để ngăn cấm DN tự lên kế hoạch cổ phần hóa, tự thuê đơn vị định giá như hiện nay (vốn mang tiếng độc lập nhưng thực chất lại phụ thuộc và phục vụ cho lợi ích của lãnh đạo DN hiện hành và các bên liên quan chứ không giúp ích gì cho bảo vệ tài sản nhà nước).
Trong dài hạn, cổ phần hóa không nên đặt ra các mục tiêu quá tham vọng và đối lập như hiện nay Chính phủ đang làm. Cổ phần hóa thực chất là tư nhân hóa, bán tài sản Nhà nước cho tư nhân. Vậy nên ba mục tiêu: vừa bán nhanh nhưng lại bán đắt (để không thất thoát); đồng thời lại bảo vệ quyền lợi cán bộ công nhân viên hiện tại của DN - là trái ngược nhau, không thể đồng thời đáp ứng.
Cổ phần hóa do vậy cần đặt trên hai nguyên tắc. Thứ nhất, căn bản của "cổ phần hóa" là việc Nhà nước từ bỏ vai trò kinh doanh ở những lĩnh vực không cần kiểm soát bởi kinh tế nhà nước bằng cách bán tài sản cho tư nhân. Bởi vậy, cần xác định kiên quyết, cái nào Nhà nước cần giữ thì giữ DN 100% vốn nhà nước. Nhóm còn lại nên cổ phần hóa 100%, bán dứt điểm toàn bộ tài sản cho tư nhân.
Cách làm như quyết định 58 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phân loại DNNN phục vụ cổ phần hóa, với các loại 100% Nhà nước giữ cổ phần, 50 - 60%, dưới 50% Nhà nước giữ cổ phần, vẫn là cách làm thể hiện sự dùng dằng, chứ chưa quyết liệt theo đuổi cổ phần hóa triệt để. Tốc độ cổ phần hóa không thể nhanh nếu cứ duy trì tư duy như vậy.
Nguyên tắc thứ hai là cổ phần hóa càng nhanh thì nền kinh tế và đất nước càng có lợi. Cần chấp nhận bán rẻ một số DN kém hiệu quả, để tư nhân tham gia. Muốn như vậy, quay lại nguyên tắc nêu trên, cần bán 100% DN và không kiểm soát DN sau cổ phần hóa thì tư nhân, các nhà đầu tư lớn mới có thể tham gia.
Ngoài các vấn đề chính nêu trên, hai nhóm công việc cần làm nữa để xử lý các vấn đề phát sinh là:
Ngăn được xung đột lợi ích trong cổ phần hóa. Từng ngành, từng DN không "tự mình" xây dựng và thực hiện cổ phần hóa DN như hiện nay. Cần một cơ quan thống nhất làm đầu mối. Cơ quan này có thể hợp đồng với các công ty tư vấn độc lập để định giá DN. Sau đó tiến hành thủ tục đấu giá công khai DN. Lãnh đạo hiện tại của DNNN cần bị cấm mua lại cổ phần của DN mình đang lãnh đạo.
Thứ hai, việc đảm bảo đồng thời mục tiêu "xã hội" hỗ trợ cán bộ công nhân viên của DN với mục tiêu bán nhanh, bán hiệu quả tài sản nhà nước là mâu thuẫn nhau. Cần lựa chọn ưu tiên là bán nhanh, bán hiệu quả tài sản nhà nước. Đối với việc hỗ trợ công nhân viên cũ, dôi dư từ việc giải thể DN hoặc bị mất việc sau khi cổ phần hóa, nên quy định dành lại % nhất định từ tổng số tiền thu được từ "cổ phần hóa" làm trợ cấp trong ngắn hạn, cộng với đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nếu cần.
Chủ trương cổ phần hóa, cũng như việc tăng tốc cổ phần hóa là đúng đắn. Để làm được điều đó, thay đổi tư duy và quyết liệt trong cách làm là những yếu tố căn bản để công việc quan trọng này có thể thành công.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.